“Chẳng lấy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của mình”?

Hỏi: Kính xin Sư Phụ khai thị: “Chẳng lấy bất liễu nghĩa của Như Lai làm chỗ hiểu của mình”?

Đáp:   

Pháp của Tiểu thừapháp bất liễu nghĩa, vì pháp này không đến chỗ cứu kính. Nhưng pháp nào cho là thật đều bất liễu nghĩa, như các kinh Địa Tạng, kinh dược Sư, kinh A Di Đà,… đều là kinh bất liễu nghĩa. Kinh Lăng Nghiêm, kinh Lăng Già, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm,… đều là kinh liễu nghĩa. 

Thiền tông là ở ngoài giáo điển, tức là bất lập văn tự thì liễu nghĩa và bất liễu nghĩa đều quét sạch. Vì liễu nghĩa đối với bất liễu nghĩa còn ở trong tương đối. 

Nếu giảng kinh bất liễu nghĩa cho người nghe thì phải nói trước để cho người ta biết là kinh bất liễu nghĩa. Tuy là kinh này để độ những người hạ căn, nhưng phải chừa con đường đi thông vào liễu nghĩa.