Dùng ‘mộc luân luân tướng’ mỗi lúc gặp vấn đề khó khăn được không?

Hỏi:   Mỗi lúc gặp vấn đề khó khăn không biết giải quyết cách nào, dùng ‘mộc luân luân tướng’ nói trong kinh ‘Chiêm sát thiện ác nghiệp báo’ để đoán biết kết quả.   Xin hỏi cách làm này và sự coi bói trong dân gian có gì khác biệt?  Người học Phậtthể dùng không?

Ðáp:   Việc ‘chiêm sát’ là do lòng đại từ đại bi của Phật, vì người đời ưa thích việc coi bói nên đức Phật cũng hằng thuận chúng sanh tùy hỷ công đức.  Người học Phật chân chánh và người phát nguyện vãng sanh không cần hỏi những việc này, một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, những chuyện thế gian này cũng không cần để ý làm gì.

          Việc mà nhà Phật gọi là ‘chiêm sát’ cần phải có công phu tu hành mới có cảm ứng.  Vả lại ‘chiêm sát luân tướng’ phải biết đạo lý và phương pháp tu hành.  Trong quyển ‘Quán Âm Cảm Ứng Khóa’, tức là Xăm Quán Âm, Ấn Quang đại sư trong phần tựa có nói: ‘Trước khi bạn cầu xăm Quán Âm phải nhất tâm chí thành niệm thánh hiệu Quán Âm Bồ Tát một ngàn lần, sau đó mới xin xăm, xăm này mới linh’.  Tại sao vậy?  [Chí] thành thì sẽ linh [nghiệm].  Như thế nào mới là ‘thành’?  Là nhất tâm chuyên chú, khôngvọng niệmNiệm 1000 lần Phật hiệu là đem tất cả vọng tưởng, phân biệt, và chấp trước đều niệm cho mất hết, lúc bấy giờ là lúc tâm vô cùng chân thành, không một chút vọng niệm, bói quẻ sẽ linh.

          Trong quyển ‘Liễu Phàm Tứ Huấn’ có nhắc đến việc vẽ bùa, vẽ bùa và niệm chú có cùng một đạo lý, tâm không thành thì không linh, tâm không thành là tâmvọng niệm.  Khi vẽ bùa từ lúc đặt bút xuống cho đến lúc vẽ xong, một niệm gì cũng không sanh, thì lá bùa này sẽ linh; nếu trong lúc vẽ bùa mà còn khởi tâm động niệm, lá bùa này sẽ không linh.

          Cho nên người xưa nói: ‘Niệm kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật’.  Tại sao vậy?  Phật hiệu chỉ có 6 chữ: ‘Nam mô A Di Ðà Phật’, trong câu này không xen tạp vọng niệm, tạp niệm thì dễ làm hơn.  Trong lúc niệm bài chú quá dài có xen tạp một vọng niệm thì bài chú này sẽ không linh.  Kinh còn dài hơn nữa, khi niệm hết một bộ kinhkhông xen vào một tạp niệm thì càng không dễ!  Hiểu rõ đạo lý này mới biết sự thù thắng của pháp môn Niệm Phật.  Nhưng phải hiểu rằng niệm Phật mà còn xen tạp vọng tưởng thì cũng không được, nhất định phải niệm đến khi vọng tưởng mất hết.