Thế nào là thể, tướng, dụng?

Hỏi:

 Thế nào là thể, tướng, dụng?

Đáp:

 Thể, tướng, dụng, còn gọi là thể và dụng. Lục Tổ ví dụ “thể là cây đèn, ánh sáng là dụng của cây đèn”. Thật tế, thể với dụng là một. Ngài Nguyệt Khê nói: “Hiện tượng với bản thể là một”. Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc; sắc bất dị không, không bất dị sắc” là bản thể với hiện tượng chẳng có khác. Hiện tượng là dụng, bản thểthể.

 Kỳ thật, thểkhông, không là dụng (dùng), tất cả hiện tượng đều ở trong cái không này tức là dùng. Chỉ thấy hiện tượng, không thấy được bản thể, vậy hiện tượng là cái thể. Nếu không có hiện tượng thì không biết được bản thể. Cho nên, hiện tượng tức là bản thể, bản thể tức là hiện tượng. Nếu chia ra hiện tượng là dùng, bản thểkhông (hư không trống rỗng).

 Nếu không có hư không trống rỗng thì hiện tượng không thể xảy ra, tất cả vũ trụ vạn hữu đều ở trong hư không trống rỗng này. Cho nên, người kiến tánh thì tất cả hiện tượng vẫn y như cũ, chỉkhông đem tư tưởng của cá nhân xen vào. Vì vậy nói: “Núi sông vẫn là núi sông”, ban đầu cho núi sông là thật, sau cho núi sông là không thật, nhưng cuối cùng thật và không thật chỉ là của bộ óc phân biệt. Vậy núi sông vẫn là núi sông, tất cả cái gì vẫn y như cũ.

Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp nào trụ theo pháp đó, tướng thế gian thường trụ”. Mình không đem ý của mình xen vào cho là đúng, cho là sai. Có 2 chữ “cho là” không phải bản lai diện mục, bản lai diện mục là bất nhị khôngtương đối, nên phải lìa lý. Vì có lý thì phải có bất hợp lý để làm tương đối, đúng lý và không đúng lý làm tương đối. Biết và không biết làm tương đối, nên phải lìa tương đối.

Nếu lìa tương đối thì người thế gian không chịu, vì họ muốn cầu biết. Nếu vậy không có cái biết để cầu, không có cái lý để nghiên cứu, nên họ không chịu. Bây giờ khoa học cũng phải nghiên cứu tìm hiểu cái mới để phát minh cái mới, rồi không cho nghiên cứu tìm hiểu thì không được!