---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Lục Đại Quốc
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● 16 Nước Lớn. Trong thời Đức Phật tại thế, bán đảo Ấn Độ gồm có hàng trăm quốc gia, trong đó, 16 quốc gia được coi là lớn nhất (kể cả mọi mặt: đất đai rộng lớn, văn hóa phát triển, tôn giáo hưng thịnh, kinh tế phồn vinh, chính trị và quân lực hùng mạnh), gồm có:
1. Ma Kiệt Đà (Magadha), kinh đô là thành Vương Xá (Rajagrha), thuộc miền Trung Ấn Độ, nằm ở bờ Nam sông Hằng (Ganga);
2. Bạt Kì (Vrji), kinh đô là thành Tì Xá Li (Vaisali), nằm ở bờ Bắc sông Hằng, tức đối diện với Ma Kiệt Đà;
3. Ương Già (Anga), kinh thành là Chiêm Ba (Campa), nằm ở phía Đông Ma Kiệt Đà;
4. Ca Thi (Kasi), kinh thành là Ba La Nại (Varanasi), nằm ở bờ Bắc sông Hằng và xéo hướng Tây Bắc của Ma Kiệt Đà;
5. Mạt La (Malla), kinh đô là Câu Thi na (Kusinagara), nằm ở phía Bắc nước Bạt Kì;
6. Kiều Tát La (Kausala), kinh đô là thành Xá Vệ (Sravasti), nằm ở phía Bắc của nước Ca Thi;
7. Chi Đề (Cedi), nằm ở phía Tây nước Ca Thi;
8. Bạt Sa (Vatsa), kinh thành là Kiều Thưởng Di (Kausambi), nằm ở phía Nam nước Chi Đề và phía Tây của nước Ma Kiệt Đà;
9. A Bàn Đề (Avanti), kinh thành là Ổ Xà Diễn Na (Ujayana), thuộc miền Tây Ấn Độ, nằm ở hướng Tây Nam của nước Ma Kiệt Đà;
10. A Thấp Ba (Asvaka), kinh đô là thành Bổ Đa Lặc Ca, nằm ở phía Bắc nước A Bàn Đề;
11. Tô La Sa (Surasena), thủ đô là Mạt-thổ-la, nằm ở phía Bắc nước A Thấp Ba;
12. Bà Sa (Matsya), nằm phía Bắc nước Tô La Sa;
13. Cư Lâu (Kura), nằm ở bờ Tây thượng lưu sông Hằng, xéo hướng Đông Bắc của nước Bà Sa;
14. Bàn Xà La (Pancala), nằm giữa nước Cư Lâu ở phía tây và nước Kiều Tát La ở phía Đông;
15. Càn Đà La (Gandhara), kinh đô là Đát Xoa Thỉ La (Taksasila), chiếm trọn vùng Tây Bắc thượng lưu sông ấn (Sindhu);
16. Kiếm Phù Sa (Kamboja), kinh đô là Đa Môn (Dvaraka), nằm ở bờ Tây sông ấn, phía Nam nước Càn Đà La.
Trong 16 nước trên đây, thì Ma Kiệt Đà (Magadha) cùng với Kiều Tát La (Kosala) là 2 nước lớn nhất và hùng mạnh nhất trong toàn lãnh thổ Ấn Độ thời Phật tại thế. Và 6 đô thị nổi tiếng phồn thịnh nhất thời bấy giờ là: Xá Vệ (Savatthi) của Kiều Tát La; Vương Xá (Rajagaha) của Ma Kiệt Đà; Kiều Thưởng Di (Kosambi) của Bạt Sa; Tì Xá Li (Vesali) của Lê Xa; Chiêm Ba (Campa) của Ương Già; và Ba La Nại (Baranasi) của Ca Thi.
Xin nói thêm, những thế kỉ trước ngày Phật ra đời, nền văn minh Ấn Độ (được hiểu là nền văn minh Bà La Môn giáo) đã tập trung tại miền Tây Bắc Ấn Độ, bao gồm vùng thượng lưu hai con sông Hằng Hà (Ganga) và Ấn Hà (Sindhu). Các bộ tộc hùng mạnh đều lấy vùng này mà lập nên các vương quốc phú cường, như Kamboja (Kiếm Phù Sa), Gandhara (Càn Đà La), Kuru (Cư Lâu), Matsya (Bà Sa), Pancala (Bàn Xà La) và Surasena (Tô La Sa), là 6 nước lớn nhất (mà đặc biệt, Gandhara và Kuru được xem là căn cứ địa của văn minh Bà La Môn). Các khu vực khác đều còn bị coi là man rợ. Đến thế kỉ thứ 7 tr. TL, các vương quốc ở các vùng phía Tây, Đông, Đông Bắc và lưu vực sông Hằng bỗng nhiên phát triển mạnh mẽ về mọi lãnh vực, vượt hẳn các vương quốc trên kia, và chiếm địa vị trung tâm. Mười vương quốc mới nổi tiếng được nhắc tới nhiều nhất là Kosala (Kiều Tát La), Malla (Mạt La), Licchavi (Lê Xa – cũng gọi Vrji - Bạt Kì), Asvaka (A Thấp Ba), Kasi (Ca Thi), Vatsa (Bạt Sa), Avanti (A Bàn Đề), Cedi (Chi Đề), Anga (Ương Già) và Magadha (Ma Kiệt Đà); cộng chung với sáu vương quốc trên kia, là mười sáu vương quốc lớn nhất (thập lục đại quốc) của Ấn Độ thời Phật tại thế. Tất cả 16 nước lớn này đều nằm trong lãnh thổ nửa phía Bắc Ấn Độ. Dưới thời đại của Phật, nền văn minh vẫn chưa phát triển xuống nửa phía Nam của bán đảo Ấn Độ. Từ khi các vương quốc kém phát triển ở phía Tây, Đông, Đông Bắc và lưu vực sông Hằng bỗng nhiên vùng dậy mạnh mẽ trở thành các cường quốc, thì uy thế của Bà La Môn giáo truyền thống lại bắt đầu suy yếu tại các khu vực đó. Các hệ phái triết học khác đua nhau bộc phát, làm cho tư tưởng giới đương thời trở nên rối ren, phức tạp. Một cách tổng quát, tư tưởng giới lúc đó chia làm hai xu hướng: Xu hướng trung thành với truyền thống Vệ Đà và xu hướng phản Vệ Đà. Xu hướng thứ nhất gồm có ba trào lưu: Bà La Môn chính thống, tín ngưỡng tập tục (sùng bái nhiều vị thần nhân cách hóa), và triết học (lấy Phạm Thư và Áo Nghĩa Thư làm chủ yếu). Xu hướng thứ hai bao gồm các trào lưu chủ trương nghiên cứu các vấn đề triết học một cách tự do, độc lập, phủ nhận hoàn toàn uy thế cũng như đặc quyền của Bà La Môn truyền thống. Các nhà tư tưởng (hay tôn giáo) này được gọi là “sa-môn” (samana). Họ tổ chức thành từng giáo đoàn, được gọi là “sa môn đoàn”. Các vương quốc mới phát triển như Kiều Tát La, Lê Xa, Ca Thi, A Bàn Đề, Ma Kiệt Đà v. v... là địa bàn hoạt động rất nhộn nhịp của các đoàn sa môn này. Các đạo sĩ A La Lam (Alara Kalama) và Uất Đầu Lam Phất (Uddaka Ramaputta) chẳng hạn, đều là thủ lãnh lớn của các đoàn sa môn ấy, và đã lấy vùng lưu vực sông Hằng làm căn cứ địa, mở các đạo tràng hướng dẫn đồ chúng.
Cá Bống Kho Quẹt     “Có Phật A Di Đà Thật Không?”     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Khuyên Người Không Nên Nuôi Mèo     Phân Biệt Và Tôn Kinh     Trong Cơn Bão     Vong Nhập Có Thật Không?     Miến Xào Bông Cải     XIN CHO BIẾT VỀ NGÔI CHÙA ĐẦU TIÊN CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 3 Tôn Giả Thương Na Hoà Tu (Sanakavasa)     Xin Thầy khai thị phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa?     




















































Pháp Ngữ
Hoặc khổ thọ khốc liệt,
Thân thể bị thương vong,
Hoặc thọ bệnh kịch liệt,
Hay loạn ý tán tâm.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,624,480