---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đại Tuệ Cảo
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Tức Đại Tuệ Tông Cảo (1089-1163), vị thiền sư thuộc phái Dương Kì, tông Lâm Tế. Ngài họ Hề, quê ở huyện Ninh-quốc, tỉnh An-huy, 17 tuổi xuất gia, 18 tuổi thọ giới cụ túc; rồi đi tham phỏng nhiều nơi, cuối cùng, trong khoảng niên hiệu Tuyên-hòa (1119-1125), theo tu học với thiền sư Viên Ngộ (1063-1135, tổ đời thứ ba của phái Dương-kì) tại Đông-kinh (phủ Khai-phong). Sau khi ngộ đạo, ngài được kế thừa pháp hệ của thiền sư Viên Ngộ, rồi được thiền sư phó chúc cho tác phẩm Lâm Tế Chánh Tông Kí, lại được thiền sư cho ngồi chung tòa thuyết pháp, từ đó mà nổi tiếng thiên hạ, tăng tục đều qui ngưỡng. Năm 1126, ngài được vua Tống Khâm-tông (1126-1127) ban cho áo tía, và được ban hiệu là Phật Nhật đại sư. Năm 1137, do lời thỉnh cầu của quan thừa tướng, ngài đến trú trì chùa Năng-nhân ở Kính-sơn, đại chấn thiền pháp, tăng tục vân tập tu học đông đúc. Mấy năm sau, ngài bị gian thần Tần Cối (1090-1155) hãm hại, bị tước đoạt áo mão, độ điệp, lưu đày đến Hành-dương (tỉnh Hồ-nam). Trong đời sống lưu đày, ngài vẫn cùng với môn đồ giữ nếp tu học thường nhật. Ngài giảng dạy, và cùng môn đồ sưu tập, thảo luận các công án của chư vị tôn túc xưa, làm thành bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng gồm 6 quyển. Năm 1156 ngài được ân xá, sang năm sau được mặc lại tăng phục; rồi hai năm sau nữa, ngài vâng sắc về trú tại Kính-sơn như cũ, tăng tục lại qui về tu học như trước, được người đời xưng là Kính Sơn Tông Cảo. Từ đây ngài cực lực cổ xúy, xiển dương phương pháp “công án thiền”, được gọi là “thoại đầu thiền” (tức loại thiền pháp chuyên khảo sát công án, thoại đầu để cầu khai ngộ). Tăng tục bốn phương nghe đạo phong của ngài, vân tập về đây tham học, số đồ chúng dưới tòa thường đông đến vài ngàn người. Vua Tống Hiếu-tông (1163-1189) ban hiệu cho ngài là Đại Tuệ thiền sư, và xin qui y làm đệ tử của ngài. Mùa thu năm 1163 ngài nhuốm bệnh nhẹ, liền tự tay viết tờ tấu trình vua, rồi viết kệ để lại cho đệ tử; viết xong ngài đặt bút xuống, an nhiên thị tịch, thế thọ 75 tuổi, thụy hiệu là Phổ Giác thiền sư.
Đơm Hoa Mà Không Kết Trái     Tại sao niệm mười tiếng có thể trừ diệt tội lỗi trong nhiều kiếp ?     Quán nhất niệm hay vô niệm?     Mẹ Đầu Thai Làm Gà Bị Con Trai Giết Thịt Cúng Giỗ Mẹ     Phật Giáo có sùng bái quỷ thần không?     Đậu Hũ Ky Cuốn Sả     Coi bói toán và tử vi đối với Phật pháp thì như thế nào?     Quan điểm của Phật giáo về sinh mạng con người có hợp với khoa học hay không ?     Tống Giao Cứu Kiến, Trúng Tuyển Trạng Nguyên     Hòa Thượng Thích Phước Nhàn (1886-1962)     


















Pháp Ngữ
Hãy tự làm cho mình,
Như điều mình dạy người.
Khéo tự điều, điều người,
Khó thay tự điều phục


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 139,069 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,337 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất phongzacc
Lượt truy cập 40,673,639