---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đàm Loan
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Tan luan (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (476-?): là vị cao tăng Trung-quốc ở thời Bắc-Ngụy (386-534), chuyên tu pháp môn niệm Phật của tông Tịnh Độ; được Phât giáo Nhật-bản tôn xưng là tổ thứ nhất của tông Tịnh Độ, và là tổ thứ ba của Chân tông nước Nhật. Ngài quê ở Nhạn-sơn, huyện Đại, tỉnh Sơn-tây, Trung-quốc, không rõ tên họ là gì. Nhà ở gần núi Ngũ-đài, thường được nghe các việc thần tích linh dị, nên vừa hơn mười tuổi thì ngài lên núi xuất gia, chuyên cần tu học. Về sau, khi đọc Kinh Đại Tập, thấy văn nghĩa sâu xa, bèn phát nguyện chú giải. Nhưng việc chưa xong thì phát bịnh nặng, nhiều thầy thuốc trị không khỏi. Bỗng một hôm ngài thấy cửa trời mở rộng, rồi tự nhiên khỏi bịnh, nhân đó mà nảy ý cầu phép trường sinh bất tử. Nghe đồn học tiên thuật có thể trường sinh bất lão, ngài bèn đi Giang-nam, lên núi Cú-dung yết kiến đạo nhân Đào Hoằng Cảnh, được trao cho mười quyển kinh Tiên. Trên đường về, lúc đi ngang qua Lạc-dương, ngài gặp tam tạng pháp sư Bồ Đề Lưu Chi, và được trao cho Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Được cuốn kinh này, sau khi đọc và đối chiếu, ngài bèn bỏ hết mười quyển kinh Tiên, chuyên tu Tịnh Độ. Từ đó ngài ra sức xiển dương pháp môn Niệm Phật. Ngài tinh thông cả nội ngoại điển, rất được bốn chúng khâm ngưỡng. Ngài cũng là vị học giả nổi tiếng đương thời về bốn bộ luận (Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Bách Luận, Đại Trí Độ Luận), nên người sau cũng tôn ngài là tổ của Tứ Luận tông. Trước tác của ngài có: Vãng Sinh Luận Chú (chú thích sách Tịnh Độ Luận của Bồ Tát Thế Thân), Tán A Di Đà Phật Kệ, Lễ Tịnh Độ Thập Nhị Kệ, Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa v.v... Ngài viên tịch khoảng thập niên đầu nhà Bắc-Tề (550-577).
Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa, 385-433): là vị cao tăng dịch kinh ở triều đại Bắc-Lương (397-439). Ngài là người Trung-Ấn, xuất thân từ dòng Bà-la-môn. Lúc đầu ngài học giáo pháp tiểu thừa, giỏi cả ngũ minh, có tài giảng thuyết, ứng đối khéo léo. Về sau ngài gặp được thiền sư Bạch Đầu, được trao cho Kinh Đại Bát Niết Bàn chép trên vỏ cây. Xem xong, ngài tự thấy hổ thẹn, bèn chuyển hướng chuyên học giáo pháp đại thừa. Năm 20 tuổi ngài đã tụng đến hơn 200 vạn câu kinh cả tiểu lẫn đại thừa. Ngài lại giỏi cả chú thuật, rất được vua kính trọng, lại được người đương thời xưng là Đại Chú sư. Sau, ngài đã mang 5 phẩm đầu của Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Bồ Tát Giới và Bồ Tát Giới Bản sang nước Kế-tân, rồi sang nước Qui-tư, nhưng những nơi này phần đông người ta học theo tiểu thừa, nên ngài lại tiến về hướng Đông, xuyên qua nước Thiện-thiện (tức huyện Thiện-thiện, tỉnh Tân-cương ngày nay), rồi vào Đôn-hoàng. Năm 412, Hà-tây vương Thư-cừ Mông Tốn (vua nước Bắc-Lương) đã nghinh đón ngài về ở Cô-tàng, tiếp đãi trọng hậu. Ngài ở đó học Hán ngữ 3 năm, rồi bắt đầu phiên dịch phần đầu của Kinh Đại Bát Niết Bàn. Vì kinh này còn thiếu sót, nên sau đó ngài sang nước Vu-điền, và đã tìm được phần còn thiếu của kinh này. Ngài trở về lại Cô-tàng và dịch tiếp, trước sau được 36 phẩm (nhưng vẫn còn thiếu phần chót). Cũng trong thời gian này, đáp ứng lời thỉnh cầu của chư tăng, trước sau ngài đã dịch các kinh luật khác như Phương Đẳng Đại Tập Kinh, Kim Quang Minh Kinh, Bi Hoa Kinh, Bồ Tát Địa Trì Kinh, và Bồ Tát Giới Bản.
Bấy giờ, vua Thái-vũ đế (424-452) nhà Bắc-Ngụy (386-534), nghe tiếng ngài giỏi về chú thuật, bèn cho sứ giả đến nghinh thỉnh. Mông Tốn sợ ngài sẽ vì vua Bắc-Ngụy mà dùng chú thuật hại mình, nên nhân lúc ngài đi Tây-vức để tìm nốt phần cuối của Kinh Niết Bàn (phần này về sau đã do ngài Nhã Na Bạt Đà La, đời Đường, dịch thành 2 quyển, gọi là Đại Bát Niết Bàn Kinh Hậu Phần), ông đã cho thích khách hại ngài ở giữa đường. Lúc đó ngài mới được 49 tuổi.
Bản Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài dịch, người đời gọi là Bắc Bản Niết Bàn Kinh (gồm 40 quyển, hiện đang lưu hành). Sau khi dịch xong, bản kinh này đã được truyền xuống phương Nam (nhà Tống). Các ngài Tuệ Nghiêm, Tuệ Quán và Tạ Linh Vận đã đem nó đối chiếu với bản Đại Bát Nê Hoàn Kinh (6 quyển) do ngài Pháp Hiển dịch, tăng thêm số phẩm, sửa sang thành 25 phẩm, gồm 36 quyển, xưa nay vẫn gọi đó là Nam Bản Niết Bàn Kinh. Trong Tạng Đại Chánh, quyển 12, bản do ngài Pháp Hiển dịch được ghi số 376, mang tên là Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Kinh (6 quyển); bản Bắc do ngài Đàm Vô Sấm dịch được ghi số 374, mang tên là Đại Bát Niết Bàn Kinh (40 quyển); và bản Nam do ngài Tuệ Nghiêm v.v... trùng tu được ghi số 375, mang tên Đại Bát Niết Bàn Kinh (36 quyển).
----------------------------- Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội -----------------------------
● Cao tăng Trung Hoa đề cao pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà, để cầu vãng sanh về cõi Cực Lạc phương Tây. Ông viết cuốn Vãng sinh luận chú giải để tuyên truyền quan điểm của mình.
Cách thực hành tham thiền?     Xử Án Công Bình Khoan Thứ     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Quý Tiếc Mạng Sống Loài Trùng Kiến     Thờ Phật Thích Ca     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Độ     Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?     Vô ngã là gì?     “Có Phật A Di Đà Thật Không?”     Tâm linh và Linh hồn là như thế nào?     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 3 ) – Chư Phật Trong Ta     


















Pháp Ngữ
Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,924 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,191,609