---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thiện Đạo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Shan tao (C).
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (613-681): là vị cao đồ của ngài Đạo Xước, và là tổ thứ ba tông Tịnh Độ (theo Phật Quang Đại Từ Điển), Trung-quốc. Ngài họ Châu, hiệu là Chung Nam đại sư, quê ở huyện Lâm-truy, tỉnh Sơn-đông (có thuyết nói là huyện Hu-di, tỉnh An-huy). Lúc nhỏ, ngài xuất gia với Minh Thắng pháp sư ở Mật-châu, chuyên trì tụng các kinh Pháp Hoa, Duy Ma, v.v... Về sau, nhân được đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ, ngài liền tu tập 16 phép quán (quán mặt trời, quán nước, quán đất, quán cây báu, quán ao báu, v.v...). Năm 28 tuổi, ngài đến chùa Huyền-trung ở Tây-hà, yết kiến đại sư Đạo Xước, nghe giảng kinh Quán Vô Lượng Thọ; từ đó, dốc lòng chuyên tu pháp môn niệm Phật, chuyên cần tinh tấn, chứng được “niệm Phật tam muội”, ở trong định từng được trông thấy cảnh giới trang nghiêm của cõi Tịnh-độ. Về sau, ngài đến chùa Quang-minh ở Trường-an, truyền bá pháp môn Tịnh Độ cho bốn chúng đệ tử. Mỗi ngày ngài quì niệm Phật, đến khi nào kiệt sức mới nghỉ. Sau khi niệm Phật lại diễn giảng pháp môn Tịnh Độ và khuyến khích đại chúng niệm Phật. Ròng rã hơn 30 năm, ngài không ngủ ở một chỗ nhất định, không nhìn ngó phụ nữ, không nhận lễ bái của các chú sa-di, xa lánh danh lợi, không nhận cúng dường. Ngài viên tịch năm 681, thế thọ 69 tuổi. Có thuyết nói rằng, ở trước chùa Quang-minh có cây liễu, ngài đã leo lên cây và gieo mình xuống tự xả bỏ thân mạng. Trước tác của ngài có Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, Tịnh Độ Pháp Sự Tán, Quán Niệm Pháp Môn, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ, v.v...
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 善 道. 1. Thiền tăng đời Đường. Ban đầu sư nương Thiền Sư Trường Thử Khoáng, làm Sa Di. Sau khi thọ đại giới, sư yết kiến Thạch Đầu Hy Thiên và đắc pháp nơi ngài. Gặp lúc triều đình sa thải tăng ni, sư bèn làm cư sĩ, ở trong thất đá tại Đàm Châu (nay là huyện Trường Sa, Hồ Nam), người bốn phương đến tham yết rất đông mà sư dẫn dắt chẳng biết mệt mỏi, người đời gọi sư là “Thạch Thất Đạo”, “Thạch Thất Hành Giả”.
● 2. Thiền tăng đời Ngũ Đại. Sư đến núi Bàn Long thờ Thiền Sư Khả Văn làm thầy, học đạo và đắc pháp nơi ngài. Sư ở núi Mộc Bình, Viên Châu (nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây). Trên đầu sư có nhục kế hình xoắn ốc. Nam Đường Trung Chủ nghe đạo đức của sư nên rước về cúng dường, dùng lể đãi ngộ như bậc thầy. Thụy hiệu: Chân Tịch Thiền Sư.
Chân Giò Xào     Ngạc Nhiên     BÀI TÁN THÁN CHU AN SĨ THỨ TÁM – THỨ CHÍN     Sự khác biệt Tam Thừa ?     Vì Sao Vợ Con Của Lão Vương Gia Sau Khi Chết Bị Biến Thành Lừa?     NGƯỜI CÓ TRÍ ĐỪNG NHẬN VỀ MÌNH MẠNG SỐNG NGẮN NGỦI     Bún Lo Shi Fun Cà-ri     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh Sách­ Tháng 12/2018     Soup Xà Lách Son Sữa Đậu Nành     Súp Tom Yam của Thái     


















Pháp Ngữ
Trong sóng gió lập thân mới khó,
Nên ở đời chớ có bôn chôn.
Vội vàng thường hỏng việc luôn,
Nên chi cần giữ cho lòng lặng an.
Ði an toàn nhờ đường bằng phẳng,
Hiểu tình nhau mới đặng bền lâu.
Muốn đừng hối hận trước sau,
Chớ sinh lắm chuyện không đâu gây phiền.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,610,978