An Sĩ Toàn Thư – Quyển Ba – Những Mối Nghi Về Việc Không Giết Hại

Hỏi: Trâu bò cày ruộng, chó giữ nhà, tất nhiên nên thương chúng mà không giết thịt. Nhưng dê, lợn nếu không dùng ăn thịt thì thật vô dụng, nào có làm được gì khác?

Đáp: Chúng ta sở từ bỏ việc giết hại và cứu mạng chúng sinh, chỉ là vì muốn nuôi dưỡng tấm lòng trắc ẩntừ bi thương xót muôn loài, đâu phải do nơi loài vật ấy hữu dụng hay vô dụng? Nếu nhân vì loài vật hữu dụng mà không giết thịt, chẳng qua chỉ là cách suy nghĩ ích k mưu lợi cho riêng mình. Huống chi như các loài rắn độc, dơi, bò cạp, nhền nhện, bọ hung… hết thảy cũng đều vô dụng, xin hỏi vì sao chẳng ăn thịt chúng?

Hỏi: Các loài vật như gà, chó, trâu, dê… khi bị giết đều kêu gào sợ hãi, nên giết chúng đi cũng thật bất nhẫn. Nhưng các loài cá, tôm… dưới nước đều không hề kêu khóc hay rơi lệ, sao có thể ngăn cảnkhông cho giết chúng?

Đáp: Hình thể có phân biệt lớn nhỏ nhưng bản tính muôn loài đều như nhau không khác. Ví như giết người, dù giết người hết sức to lớn như Phòng Phong Thị hay giết một đứa trẻ mới sinh còn nhỏ bé thì tội lỗi cũng như nhau. Nếu như cho rằng hình thể nhỏ bé có thể giết, thì con người vốn nhỏ hơn trâu bò, vậy giết trâu bò thật chẳng bằng quay sang giết người. Còn nói rằng không kêu la ắt không đau đớn, vậy thử hỏi như người câm lúc bị giết có đau đớn chăng?

Hỏi: Nếu tự mình cầm dao giết mổ, tất nhiên tổn hại đến tâm từ. Nhưng nếu mang con vật đến lò giết mổ, bảo người làm sẵn rồi mình chỉ mang về ăn, cũng không trái với ý nghĩa “người quân tử tránh xa bếp núc”, như vậy là đủ rồi.

Đáp: Nếu làm như vậy chẳng qua cũng giống như người bịt tai trộm chuông [để khỏi nghe thấy tiếng chuông rung] thôi. Nếu nhờ người khác thay mình giết hại, ấy là mang tội lỗi đổ sang cho người. Nếu nói theo cách này thì người bị phạt trượng oan ức chỉ nên oán hận người cầm trượng đánh mình mà không oán hận vị quan đã phạt oan. Nếu mang con vật đi chỗ khác giết hại có thể làm cho nó oán hậnnơi ấy mà không oán hận mình, ắt người bị lưu đày oan uổng chỉ nên oán hận vùng đất mình bị đày đến mà không nên oán hận vị quan đã kết tội oan. Nhưng ví như có thể lừa dối được con vật bị giết, cũng làm sao có thể lừa dối được tự tâm mình?

Hỏi: [Nói về việc phóng sinh,] những con vật được thả ra rồi [về sau sẽ] bị người bắt lại, như vậy biết làm sao?

Đáp: Người đi bắt là tự họ bắt, người phóng sinh là tự mình phóng sinh. Cũng như người thầy thuốc trị bệnh, không thể đảm bảo rằng người bệnh trong tương lai sẽ không bị chết. Hoặc như năm mất mùađói kém mang lương thực bố thí cho người, cũng không thể đảm bảo những ngày sau đó họ sẽ không bị đói. Lại như người thợ xây dựng ngôi nhà lớn, cũng không thể đảm bảo sẽ vĩnh viễn không hư hoại. Trong thế gian này, mọi việc đều vô thường bất định như thế, sao chỉ riêng nghi ngờ mỗi một việc phóng sinh? Tuy nhiên, người đời nay đang lúc chạy theo danh lợi thì hồ hởi hăng hái, không một chút đắn đolo nghĩ, chỉ khi đối mặt với việc thiện nên làm thì rụt rè e sợ, trăm phương ngàn kế để tìm cho ra những điểm không nên làm việc ấy, thật chẳng trách gì không tạo thành một thế giới Ta-bà đầy khổ não thế này.

Hỏi: Con vật bị người ta bắt, ắt đã bị thương tích tổn hại, dù có mua lại mà thả ra cũng chưa chắc đã sống được, vậy tội gì phải uổng phí tiền bạc, công sức?

Đáp: Nếu con vật bị tổn thương, càng nên khởi tâm thương xót hơn nữa. Nếu nhờ ta mua lại phóng sinh mà nó được sống thì công đức ấy lớn lao không gì hơn được. Nếu không may chết đi, cũng giúp được cho nó có một cái chết an lành, chẳng hơn là phải chịu cái khổ cắt xẻ băm vằm, dầu sôi lửa bỏng hay sao? Ví như người tù bị giam trong ngục, ta đã biết rõ người ấy vô tội nên muốn cứu ra, lẽ nào lại vì thấy hình dung người ấy khô héo gầy còm mà đổi ý để mặc cho rơi vào chỗ chết hay sao?

Hỏi: [Tôi nghe rằng] việc làm thiện chủ yếu do nơi tâm. Nếu đã có tâm thiện thì cần gì phải răn ngừa chuyện giết hại vật mạng?

Đáp: Sao có thể nói như thế? Hạng người mà ông cho là “đã có tâm thiện” đó, chỉmuốn có miếng ngon trong miệng mình mà khiến cho loài vật phải chịu đựng đau đớn thống khổ ngập trời, để cuối cùngnuốt qua cổ họng rồi cũng biến thành phẩn dơ. Như vậy thì những kẻ tâm địa hung ác độc địa trong khắp thiên hạ cũng không tàn độc hơn thế. Thử hỏi cái gọi là “tâm thiện” đó ở đâu? Tôi chỉ e rằng trong khắp ba đường dữ chỉ toàn là những kẻ có “tâm thiện” như thế.

Hỏi: Nay tôi cho rằng không cần nói đến việc nên hay không nên [giết hại], cũng không nói đến việc giới sát hay không giới sát, chỉ cần giữ theo tâm mà làm là được.

Đáp: Nếu người có thể tâm mà giữ giới không giết hại, tất nhiên công đức ấy không nhỏ. Nhưng người tâm mà giết hại vật mạng, tội lỗi cũng không nhẹ. Như bọn giặc cướp bóc nhà người khác, bắn tên lạc trúng nhằm ông, ông có thể tha thứ cho sự tâm của bọn chúng được chăng?

Hỏi: Các loài chúng sinh số đông như cát sông Hằng, nay khả năng cứu vớt chỉhạn, làm sao có thể chu toàn?

Đáp: Trời cao có đức hiếu sinh mà không ưa sự giết hại. Cứu được một con vật cũng đã là hợp với lòng trời, huống hồ cứu được nhiều con vật? Thí như đối với một người nghèo, hầm vàng núi bạc tuy không thể có được, nhưng trước mắt giúp họ một đấu thóc cũng đã đủ để kéo dài mạng sống.

Nguồn: thuvienhoasen.org