Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Ca Na Đề Bà

Đề Bà đắc pháp rồi, danh vang khắp nơi. Nhưng vẫn lo người không tin lời mình. Khi ấy ở Thiên Trúc có thờ tượng Trời Đại Tự Tại, ai cầu gì được nấy.

Đề Bà đến miếu xem, vạn chúng đi theo vào. Quả nhiên tượng trợn mắt như nổi giậnĐề Bà nói:

– Thần thì phải xứng là thần, sao lại nhỏ nhen thế! Chính đáng là phải dùng oai linh để cảm hóa người, dùng trí đức để dạy dỗ vật, chứ sao lại mượn vàng làm thân, pha lê làm mắt để mê hoặc đời. Đó chẳng phải chỗ người trông mong.

 Rồi bắc thang vào vai tượng, leo lên đục con ngươi của tượng ra. Người xem sanh nghi nói:

– Trời Đại Tự Tại lại bị một chú Bà Là Môn nhỏ bắt nạt sao?

Đề Bà nói:

– Thần minh cao xa nên lấy việc gần để thử tôi. Tôi được tâm của Ngài nên mới dám làm thế.

Nói xong, bày các thứ cúng dường. Đêm ấy trời Đại Tự tại giáng xuống thọ nhận đồ cúng và nói:

– Ông được tâm tôi, người được hình tôi. Ông đem tâm cúng, người đem vật chất dâng. Người biết mà kính ta là ông. Người sợ mà vu oan ta là mọi người. Nhưng ông tuy cúng rất tốt đẹp, nhưng thiếu cái tôi cần.

Đề Bà nói:

– Thần cần vật gì?

Trời Đại Tự Tại nói:

– Tôi thiếu con mắt trái, cho ta được chăng?

Đề Bà cười, móc mắt mình đưa ra. Càng móc càng sanh hoài không hết. Từ sáng đến chiều, mắt móc mấy vạn. Thần khen:

– Lành thay, Ma nạp! Thật là bố thí cao thượng nhất. Ông muốn cầu gì?

Đề Bà nói:

– Tôi đã sáng tâm, không cần nhờ ở ngoài.

Sau Đề Bà đến thành Ba Liên Phất, nghe các ngoại đạo muốn ngăn chướng Phật pháp, tính kế đã lâuĐề Bà bèn cầm tràng phan vào trong chúng kia, họ bèn hỏi:

– Sao ông không đi trước?

Đề Bà nói:

– Sao ông không đi sau?

– Ông hình như người bần tiện?

– Ông giống người cao quý.

– Ông hiểu pháp gì?

– Ông trăm thứ chẳng hiểu.

– Tôi muốn được Phật.

– Tôi rõ ràng được Phật.

– Ông đâu đáng được.

– Tôi vốn đã được đạo, còn ông thực chẳng được.

– Ông đã chẳng được, tại sao nói được?

Đề Bà nói:

– Ông có ngã do đó chẳng được. Còn ta không ngã nên ta đáng được.

Họ bèn chịu thua, hỏi Đề Bà:

– Ông tên gì?

– Tôi tên Ca Na Đề Bà.

Người kia trước đã nghe tên Đề Bà, bèn hối lỗi đến tạ tội. Trong chúng còn thay nhau vấn nạnĐề Bàdùng biện tài vô ngại chiết phục hết.

* Bên Trung Hoa thời này nhằm đời Hán Cao Đế năm Canh Thìn.

Hán Vũ Đế, niên hiệu Nguyên Thú năm thứ hai (121 trước Công Nguyên). Tướng quân Phiêu Kỵ về phương Nam để dẹp Hung Nô, khi qua Cư Duyên bắt vua Hưu Đồ, được một người vàng cao hơn một trượng. Vua cho là đại thần đặt ở cung Cam Tuyền, không tế tự, chỉ đốt hương lễ bái mà thôi. Ở đây đạo Phật lưu thông chậm.

Nguồn:thuvienhoasen.org