Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Đồ Độc Sách

Sư tên Trí Sách, họ Trần ở Thiên Thaitự hiệu là Đồ Độc Nham Chủ. Sư thông minh đỉnh ngộ khác thường, phong cách cao vời, có chí xuất trần. Năm mười sáu tuổi, Sư cạo tóc, học tập kinh luật, thông suốt nghĩa lý hơn hẳn mọi người. Năm mười chín tuổi, Sư đến chùa Quốc Thanhyết kiến ngài Tịch Thất Quang, hốt nhiên được tỉnh ngộ. Ngài Tịch Thất hứa khả cho Sư và nói với các Trưởng lão trong tòng lâm rằng không ai vượt qua nổi Sư. Ngài Vô Thị ở chùa Dục Vương, ngài Đại Viên ở chùa Vạn Thọlà những bậc danh đức một thời đều kính phục Sư. Đại Viên nói:

– Thợng nhơn Trí Sách là người “không dũa gọt mà đẹp, không cần đỡ mà thẳng”.

Khi Sư từ giã, Đại Viên đưa ra cửa, vỗ lưng Sư nói:

– Bảo sở gần đây, thành này chẳng thực.

Sư gật đầu. Sư đến Dự Chương yết kiến ngài Điển Ngưu, Vân Cư ở Dạo Do, đường bị tuyết lấp dầy, Sư phải ở lại bốn mươi hai ngày. Một hôm nghe tiếng bảng trưa. Su hoát nhiên đại ngộ. Ngài Điển Ngưu ấn khả rằng:

– Ông thật xuất cách, siêu vượt Phật Tổ, ngày sau dựng lập tông môn, chỉ cần một con lân như thế là đủ rồi. Sư Chơn Tịnh nếu còn, thấy ông cũng bái phục.

Điển Ngưu cơ biện cao vút, chẳng ai chạm nổi mũi nhọn này. Sư cùng Ngài bình uận kim cổ như gió cuốn suối tuôn, người nghe hết lòng khâm phục.

từ biệt Điển Ngưu, cất am ở phía Tây sông Hoài. Khi ngài Đại Viên dời về Đại Khê, Sư được mời làm Đệ nhất tòa. Sư hay đến phương trượng thăm hỏi, có hôm thấy Đại Viên buồn bã gục đầu chẳng nói, Sư hỏi:

– Sao Thầy buồn vậy?

Đại Viên nói:

– Chúng tuy đông đảo như hội Tuyết PhongQuy Sơn mà toàn là những người nói chuyện trời đất, thành ra không có người kế thế. Ý ông thế nào?

Sư thưa:

– Tham học chỉ sợ không có gốc. Nếu có gốc rồi thì thuyết pháp cho tượng đất cũng bằng các bậc cao sơn khắp nơi.

Đại Viên than;

– Con ta tri thức hơn người. Vị rượu ngon, canh ngọt không phải hạng tầm thường biết được.

Sư quay về phương Đông, phân tòa ở chùa Quốc Thanh. Ngài Thử Am Nguyên Phương ở chùa Hộ Quốc nói với Sư rằng:

– Ông trở về đây như ngọn Tam Sơn (ba ngọn núi) to lớn, hay như ngọn hải triều.

Sư xuất thế ở chùa Phổ Trạch tại Hoàng Nham, vì ngài Điển Ngưu mà thắp hương. Sau trải qua các nơi như Thái bình ở Thai Châu, Tường Phủ ở Cát Châu, Đẳng Từ ở Việt Châu và Đại Năng Nhơn, Sư đến chỗ nào đạo pháp chỗ ấy hưng thạnh. Cuối cùng Sư trở về Hộ Quốc Hoa Tạng, đến ở Kính Sơn. Tuy đã già, Sư vẫn cố gắng hành Tổ đạo, chúng đông hơn ngàn người.Sắp tịch, Sư gọi môn nhơn đến dặn dò hậu sự, rồi nói:

– Các ông làm văn tế cho ta nghe!

sửa áo ngồi nghe, đến chỗ”Thượng hưởng”. Sư trợn mắt cười. Qua hai ngày sau, Sư an nhiên thị tịch, thọ bảy mươi sáu tuổi, sáu mươi tuổi hạ. Môn nhân xây tháp thờ toàn thân Sư ở chân núi Đông Võng. Sư tánh tình ngay thẳng, xử nói nín nghiêm túc như thế, đặc biệt không thích giao du phù phiếm, kính mộ người lành, bằng không thì dù thân thích cũng tuyệt nhiên không tiếp xúc. Sư thuyết pháp độ ngườiquang minh lỗi lạc nổi tiếng một thời. Người ngưỡng vọng Sư mà hướng về như mây ùn, sóng bủa. Họ mong được gần gũi, nói cười một lần với Sư, cũng lấy làm hân hạnh.

Thực là bến bờ trong đời mạt pháp, rất hiếm hoi vậy!

Nguồn:thuvienhoasen.org