Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Pháp Sư Khuy Cơ

Thời Đường Thái Tông là thời kỳ Phật giáo Trung Quốc phát huy rực rỡsự tích đại sư Huyền Trang thỉnh kinh, thấu qua sự tường thuật được thần thoại hóa trong Tây Du , cũng đã thành câu chuyện truyền khắp mọi nhà.

Lúc thỉnh kinh từ Ấn Độ trở về, Sư có thâu được một đồ đệ rất lý thúPháp Khuy Cơ (còn gọi là pháp Ba Xe).

Pháp Khuy Cơ từ bé đã thông minh lanh lợixuất thân trong gia đình phú quý, chú là đại tướng của vua Thái Tông, tức là Ngạc Quốc Công Cảnh Đức. Ngài là con của tướng quân Kim Ngô Vệ Kính Tông, mẹ nằm mộng thấy cầm mặt trăng nuốt vào bụng rồi có thai. Chiều sanh Ngài, hào quang đầy nhà. Sáu tuổi đã viết sách. Ban đầuHuyền Trang qua Tây Vực được một cậu bé, dĩnh ngộ tuyệt luân, nhân Huyền Trang bế đến Kính Tông, Tông gọi Khuy Cơ ra chào Huyền Trang. Nhân Kính Tông sai tụng binh thư của Cơ làm, mấy ngàn lời. Huyền Trang đếm đề mục. Đợi đồng tử và Khuy Cơ tụng xong. Bèn nói gạt rằng:

– Đây là sách cổ.

Rồi bảo đồng tử Tây Vực che lại, đọc không sót một chữ. Kính Tông nổi giận, cho là Khuy Cơ trộm sách cổ để gạt, đòi giết. Huyền Trang xin cho Ngài xuất gia. Ngài đưa ra ba điều kiệnĐời sống xuất gia rất khổ cực, Ngài đòi mang theo một xe vàng ròng; rất ham đọc sách, Ngài đòi mang một xe sách vở; Ngài lại đòi mang theo một xe mỹ nữ để hầu hạ mình, vì thế người đời gọi Ngài là “Pháp sư ba xe”.

Tuy bấy giờ bị người dị nghị, nhưng cuối cùng pháp Khuy Cơ trở thành một Cao tăng đương thời, Ngài rất giỏi cả Đại thừa và Tiểu thừa. Niên hiệu Vĩnh Huy thứ năm (654) vua Cao Tông đặc biệt xuống chiếu chỉ cho Khuy Cơ làm Đại tăng, vào chùa Đại Từ Ân, tham gia dịch chánh nghĩa của kinhKhuy Cơbèn theo Huyền Trang thọ tông chỉ Du Già Duy Thức. Tạo luận đến 100 bộ, người đời gọi là Bách Bổn Luận Sưngoài ra còn có trước tác 25 bộ 118 quyên về các kinh Pháp Hoa Huyền Tán …

Có một tắc công án rất nổi tiếng phát sanh từ Ngài. Luật sư Đạo Tuyên ở núi Chung Nam là Sơ Tổ của Luật Tông. Ngài trì giới tinh nghiêm, ngày ăn một bữa, cảm động lòng trời, có chư Thiên cúng dường. Do đó, không cần ôm bát khất thực, đến giờ cơm, thiên nhân tự nhiên cúng dường.

Một hôm, pháp Khuy Cơ đi qua Chung Namnghe đồn luật sư ĐạoTuyên ở đây tinh tấn, muốn lên núi bái phỏng. Luật sư Đạo Tuyên nghe Pháp sư Khuy Cơ muốn đến, đối với học vấn của khuy Cơ, đương nhiên Sư rất bội phục, nhưng đối với lối sống của Ngài thì Sư sanh tâm coi thường. Do đó, Sư định chờ cơ hội này khuyên bảo pháp Khuy Cơ, cho ông xem thấy Thánh cảnh chư Thiên đưa thức ăn cúng dường vào giữa ngọ để phô bày sự cảm ứng do đức hạnh nghiêm trì giới luật của mình. Đâu dè giờ ngọ đã qua mà Thiên nhân chẳng đem thức cúng dường đến. Khi pháp Khuy Cơ đi rồi, giờ ngọ hôm sau, thiên nhân mới đem cúng dườngLuật sư Đạo Tuyên bèn hỏi:

– Hôm qua sao không cúng dường?

Thiên nhân thưa:

– Hôm qua có Bồ tát Đại thừa ở đây, thần Hộ pháp vây quanh núi này nghiêm mật, tôi vào chẳng được!

Luật sư Đạo Tuyên toát mồ hôilập tức sanh lòng sám hối.

Khuy Cơ người to lớn, cao tám thước (Tàu), khí thế trùm vạn người. Trên gáy có ngọc chẩm; mười ngón tay có vân xoay tròn rõ ràng như ấn. Người thấy nể phục. Lòng từ thiện dạy người. Về già cầu sanh nội viện, nên hết lòng giữ giới.

Ban đầu Vô Trước và Thiên Thân ở Thiên Trúc, lên trời Đâu Suất tham hỏi tông chỉ Duy thức với đức Từ Thị, rồi cùng nhau tạo luận. Nước ấy có Thánh hiền hoằng dương giáo pháp này. Đến luận sư Giới Hiền truyền cho Huyền TrangHuyền Trang truyền cho Khuy CơKhuy Cơ tạo sớ luận giải thích rộng rãi. Gọi là Từ Ân giáo.

Niên hiệu Vĩnh Thuần năm đầu (682) Khuy Cơ nhập diệt, thọ 50 tuổi, là năm Võ Hậu lên ngôi.

Nguồn:thuvienhoasen.org