Chấm Dứt Hoài Nghi

Ajahn Chah 

Nhiều người có trình độ đại học, có bằng cấp tốt nghiệp và thành công trên đường đời, nhưng vẫn cảm thấy cuộc sống của họ thiếu thốn. Dầu có tư tưởng cao xa hay thông minh hoạt bát đến đâu đi nữa, tâm của họ cũng chứa đầy những thứ vô dụng và hoài nghi. Chim kên kên bay cao đấy, nhưng nó ăn những thứ gì?

Chân lý là sự hiểu biết vượt ra ngoài tính cách điều kiện, tổng hợp và giới hạn của khoa học thế gian. Dĩ nhiên trí tuệ thế gianthể dùng vào những mục tiêu tốt đẹp. Nhưng trí tuệ của thế gianthể đi ngược lại với tôn giáo và giáo dục. Cái hay cái đẹp của trí tuệ siêu thế là có thể sử dụng kỹ thuật của trí tuệ thế giankhông bị dính mắc vào chúng.

Phải học phần căn bản trước. Đó là căn bản đạo đức, giới luật, thấy được sự giả tạm của cuộc sống, thấy được hiện tượng già và chết. Đó là nơi chúng ta bắt đầu. Cũng như trước khi biết đi, bạn phải biết lật, biết bò, rồi biết… lái xe, và sau đó, có thể lái máy bay du hành quanh trái đất.

Nghiên cứu sách vở không quan trọng lắm. Dĩ nhiên kinh điển là đúng, nhưng không diễn đạt hết chân lý. Kinh điển chỉ là ngôn từ, chữ viết, mà ngôn từ và chữ viết chỉ có khả năng diễn đạt giới hạn. Chẳng hạn như danh từ “sân hận” không thể diễn tả được trạng thái nóng nảy, giận hờn, cũng như nghe nêu tên một người nào đó, khác với gặp người ấy. Chỉkinh nghiệm của chính bạn mới đem lại đức tin thật sự.

Có hai loại đức tin. Loại thứ nhất là tin tưởng một cách mù quáng vào Phật, Pháp và vị thầy — thông thường là người đầu tiên hướng dẫn mình hành thiền hay cho mình xuất gia. Loại thứ hai là Chánh Tín — đức tin chắc chắn, không lay chuyển, phát sinh từ sự hiểu biết của chính mình. Mặc dầu vẫn còn những phiền não khác cần vượt qua, người thấy một cách rõ ràng sự vật bên trong chính mình, có thể dứt được hoài nghi, đạt được đức tin trong việc thực hành.

Theo: Mặt hồ tĩnh lặng

Người dịch: Tỳ khưu Khánh H Aggasami Trần Minh Tài

Comments are closed.