Chưa thanh tịnh có hại không?

Hỏi:
Phương pháp Tổ sư thiền của Thượng tọa có cần học thêm giáo lý của đức Phật để mở mang trí tuệ và học phương pháp chuyển nội tâm về điều thiện hay là chỉ cần giữ nghi tình mà thôi? Giữ nghi tình liên tục không cho tạp niệm hiện, trong khi nội tâm vẫn còn hỗn độn chưa được thanh tịnh sẽ có những phản ứng nguy hại không?

Đáp:
Tham Tổ sư thiền là phát hiện năng lực thần thông của mình sẵn có, đó không phải do học mà có. Trong Thiền tôngcông án:

Một vị thợ đập đá cho nhà chùa, trụ trì là người kiến tánh, thợ đập đá không biết chữ, nghe người ta nói “kinh Pháp Hoa rất hay, nếu tụng có thể đạt đến thành Phật”, ông nghe vậy tin liền, cố gắng hỏi người ta từng chữ một, hỏi đến mấy năm thuộc hết bộ kinh Pháp Hoa. Lúc đập đá, ông thường tụng

kinh ra tiếng.

Một hôm vị trụ trì thấy hỏi: miệng ông làm gì vậy?
Thợ đá đáp: tụng kinh Pháp Hoa.
Trụ trì hỏi: tụng để làm gì?
Thợ đá đáp: để làm Phật.
Trụ trì hỏi: tụng như vậy biết chừng nào thành Phật?
Thợ đá nói: vậy mình sẽ làm sao?
Vị trụ trì dạy tham thoại đầu.

Thợ đá tốn bao nhiêu công sức để thuộc bộ kinh Pháp Hoa, nghe vị trụ trì nói liền bỏ chuyển qua tham thiền, rồi một thời gian sau ông được ngộ. Ông vừa đập đá vừa tham, có lần cục đá cứng, ra sức đập mạnh làm tia lửa phát lên, ông liền ngộ. Ngộ rồi ra hoằng pháp, nói “quý vị đều hay hơn tôi, tôi là người dốt nát không biết chữ, mà tôi cũng ngộ được vậy. Tại sao quý vị không tin tự tâm mình?”

công án khác:

Một tu sĩ theo đại chúng tham thiền, nhưng không biết thiền là gì; hỏi nhỏ người ngồi kế bên “thiền là gì?” Người ngồi kế bên biết ông ấy khờ ngốc, nói giỡn chơi rằng “thiền ở trên cây vào mùa hè đêm ngày kêu hoài đó!” (chữ thiền và con ve, tiếng Hán đồng âm). Ông ấy nói: vậy hả.

Ông ấy tưởng phải như vậy, nhưng bao lâu được kiến tánh. Kiến tánh rồi thì biết hết, không có gì thiếu sót. Chứng tỏ không phải cần học, khờ ngốc cũng được kiến tánh. Chuyện này ghi trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc.