Có Thật Không Biết Không Có Tội?

Tác giả: Theo NTDTV | Dịch giả: Xuân Cương

Câu chuyện sau là lời cảnh báo cho những quan điểm bào chữa thoái thác tội của nhiều người bằng câu nói “Không biết không có tội”

Đương thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp luôn hiển đắc hòa ái rất thân thiện, dễ gần. Ngài thường xuyên nói về những sự vật và những vấn đề gần gũi quen thuộc trong cuộc sống mà các đệ tử rất thích nghe. Để giúp cho chúng sinh dễ hiểu và có đủ khả năng lý giải nên lời ngài giảng đều rất thấu đáo, từ bình dị đến thâm nhập, ngài đại lượng dùng ví dụ so sánh mà từ tốn mang đạo lý tới cho mọi người, các đệ tử đều cảm thấy rất thân thiết gần gũi và thiết thực dễ hiểu.

Một hôm khi Đức Phật Thích Ca thuyết pháp xong, một đệ tử hướng về ngài xin thỉnh giáo về vấn đề “Không biết không có tội”, có thật là không biết không có tội?

Đối với vấn đề này Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không trả lời trực tiếp mà đưa ra ví dụ: Bây giờ có một cái gắp than, nó bị lửa đốt cho nóng bỏng nhưng bằng mắt thường lại nhìn không thấy được. Nếu con đi lấy cái gắp than đó, giữa việc con biết là nó đang nóng bỏng hay không biết nó đang nóng bỏng, cái nào sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng?

Đệ tử thoáng suy nghĩ đáp rằng: đương nhiên không biết nó đang nóng bỏng là rất tai hại. Bởi vì không biết nên không có sự chuẩn bị, không đề phòng trước nên bị bỏng.

Phật Thích Ca Mâu Ni hòa ái nói tiếp: Đúng vậy! Nếu biết cái kẹp than ấy nóng bỏng thì tâm sẽ kinh đảm đề phòng, khi cầm lấy nó sẽ không dám vô ý dùng tay không mà nắm chặt. Từ đó đủ thấy không phải “Không biết không có tội”, mà không biết sẽ là tai hại lớn nhất. Mọi người vì vô minh không hiểu chân lý nên mãi trầm luân chìm sâu trong bể khổ.

Đạo lý: Thường người vô minh, hồ đồ, chính là những người chịu tổn hại lớn nhất, bởi vì họ không thể thông qua phân tích của tự thân mà hiểu được bối cảnh, cũng như không lường trước được hậu quả của sự việc. Chỉ có “hữu tri” mới giúp người ta sáng suốt, mới thấy được chân lý. Vì thế đối với những sự tình nào bạn không nhìn thấu được sự vật thì đừng vội đưa ra kết luận, càng không nên hùa theo số đông chỉ bởi vì người ta thế – rất nhiều người thế nên tôi cũng thế. Đặc biệt với đoàn thể những người tu tâm hướng thiện, nhất định càng cần nên thận trọng trong từng lời nói.

Khi người ta bị những lời nói dối lừa mị, chính tà bất phân, thiện ác bất minh, thì họ chỉ làm những việc “nối giáo cho giặc” mà thôi. Hậu quả tự mình chuốc lấy!

Nguồn: Nhân Vi Ái

Biên tập: Thiên Thiên.