Công đức và lỗi lầm không thể bù trừ được, phải nói như thế nào mới viên mãn?

 Hỏi:   Nhà Phật nói công và quá (công đức và lỗi lầm) không thể bù trừ được, xin hỏi phải nói như thế nào mới viên mãn?  Ðối với người tu hành có những khải thị gì?

Ðáp:   Công đức và lỗi lầm thật là không thể bù trừ được; chúng ta dùng việc ‘trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu’ để làm thí dụ; nhân của dưa không tốt, tượng trưng cho việc ‘ác’, đậu tượng trưng cho ‘thiện’.  Chúng ta gieo hột giống dưa xuống đất rồi mới biết là sai lầm.  Hiện nay chúng ta trồng rất nhiều đậu, dưa có thể biến thành đậu khôngKhông thể!  Hột dưa sẽ mọc thành dưa, hột đậu sẽ thành đậu.  Công quá không thể bù trừ lẫn nhau giải thích như vậy đó.  Không phải chúng ta trồng nhiều đậu thì dưa không mọc thành dưa nữa, sau cùng chắc chắn dưa cũng sẽ mọc thành dưa.

          Vô số kiếp từ trước đến nay, nghiệp nhân thiện và ác của chúng ta sẽ không thế nào bù trừ lẫn nhau.  Nhưng muốn nhân biến thành quả thì phải có duyên, vì vậy nhà Phật mới nói ‘duyên sanh’.  [Thí dụ] ác nhân của tôi rất nhiều, tôi không muốn kết thành quả báo ác thì đem ác duyên cắt đứt hết.  Thí dụ việc trồng dưa, tôi không muốn mọc thành dưa, tôi bỏ hột giống dưa vào tách trà rồi đậy lại, nó không có đất, không khí, và nước, trải qua 100 năm thì nó cũng không mọc thành dưa, như vậy gọi là ‘khôngduyên’.  Nếu bạn đem hột dưa rải vô đất mảnh đất phì nhiêu có đầy đủ các thứ duyên: nước, phân bón, ánh sáng, thì nó nhất định sẽ sanh trưởng rất mau.  Do đó nếu chúng ta muốn thành tựu việc thiện nhất định phải tu thiện duyên; muốn đoạn việc ác, đem ác duyên cắt đứt thì hột giống ‘ác’ sẽ không sanh trưởng và kết trái.