Cúng Đại Bàng

HỎI: Trong khi chư Tăng thực hiện nghi thức Quá đường, tôi thường thấy quý thầy bỏ mấy hạt cơm vào ly nước, sau đó đọc kinh chú nguyện và trao cho một chú tiểu ra ngoài sân cúng Đại bàng. Kính hỏi nghi thức đó có ý nghĩa gì, cúng cho những loài nào? (pabaobao94…@yahoo.com.vn)

ĐÁP: Bạn pabaobao… thân mến!

Cúng Đại bàng là một cách gọi thông dụng của nghi thức Xuất sanh (xuất cho chúng sanh). Trước khi ăn, Đức Phật dạy các T kheo phải bố thí, san sẻ thực phẩm cho các loài qu thần được no đủ. Đối tượng được bố thí, sẻ chia là chim đại bàng cánh vàng, chúng qu thần đồng hoang và mẹ con qu la sát.

Chim đại bàng cánh vàng (Đại bàng kim sí điểu, Ca lâu la điểu) là một loại chim thần. Trong Phật giáo Bắc tông, chim thần này được xếp vào Bát bộ chúng. Kim sí điểu có 4 chủng loại noãn, thai, thấp và hóa sanh. Trong Mật giáo, kim sí điểu là một trong những hóa thân của Bồ tát Văn Thù, thuộc Kim Cang bộ (ảnh). Hình tượng kim sí điểu giống như diều hâu, thân vàng, cánh đỏ…

Các qu thần đồng hoang (Khoáng dã qu) thuộc thần Dược xoa. Đây là loài qu có 6 mặt, ở đồng trống, chuyên ăn thịt và uống máu chúng sanh. Loài qu Khoáng dã này được Đức Phật giáo hóa, bỏ ác làm lành nên Phật dạy các T kheo trước khi ăn phải bố thí cho chúng. Mật giáo thờ các vị thần Khoáng dã này như những thiện thần hộ quốc an dân, tiêu trừ các chướng nạn nước, lửa và binh đao.

La sát là loài qu hung ác. La sát nữ xinh đẹp và rất quyến rũ, chuyên ăn thịt và uống máu người. Có loại qu la sát ở trong địa ngục, hình đầu trâu mặt ngựa chuyên trừng phạt tội nhân. Ngoài ra, còn có loại la sát là thần thủ hộ Phật giáo, gọi là La sát thiên.

Chư Tăng vì lòng từ bi nên dựa theo các nghi quỹ Phật chế định, trước khi ăn luôn bố thí cho các loài qu thần được no đủ.

Nguồn: giacngo.vn