Cứu Rùa Ðược Phong Thần

Thời đại nhà Tấn vào thế k thứ tư tây lịch bên Trung Hoa, có một chàng thanh niên, ở đất Sơn Âm tên Khổng Du. Ông là một quan chức của triều đình nhưng ông chỉ là một viên quan cấp nhỏ, trong suốt cả triều đại vua này. Vì chức và ông thấp nên lương bỗng rất ít. Và cuộc sống của ông lúc bấy giờ cũng chật vật khó khăn. 

Một hôm, ông gặp một con rùa có người bắt để giết thịt nấu ăn. Ông thương hạinên đã mua đem ra sông thả cho nó bơi đi.

Con rùa hình như hiểu rằng ông Khổng Du đã cứu thoát nó khỏi bị nấu trong nồi nuớc xúp. Cho nên khi lội xuống nước nó vẫn ngoái đầu những lui ông ta. Khổng Du những con rùa cho đến khi nó biến dạng không còn thấy gì nữa.

Về sau, Du đánh thắng giặc nổi loạn nên được thăng chức. Nhờ có công lớn, ông được nhà vua phong Hầu, một địa vị rất cao và có quyền thế.

 Dấu hiệu chính thức của chức Hầu là cái ấn bằng kim loại. Khi Khổng Du được thăng chức, các thợ trong hoàng gia đúc cho ông một cái ấn; Nhưng không hiểu tại sao trên chiếc ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu những lạiMọi người đều cho là chuyện kỳ lạ, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại cái khác. Ðúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn!

Thợ đúc cố gắng lần này và lần khác. Mỗi lần họ đều cẩn thận làm khuôn đúc, và các thợ kiểm tra nó kỹ; lưỡng. Lần nào khuôn làm cũng chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng khi đúc vẫn thấy hình rùa hiện ra trên cái ấn, và nó luôn luôn quay đầu những lại!

Các thợ đúc hết sức băn khoăn. Họ liền đến trình lên Khổng Du sự việc này để ông nghĩ thế nào. Họ quỳ xuống truớc mặt ông và thưa: “Bẩm đại quan, do chỉ thị của đức vuachúng tôi đã làm một chiếc ấn để tượng trưng cho chức và mới của ngài, nhưng lần nào làm khuôn, khi đúc chúng tôi vẫn thấy hình rùa hiện ra trên chiếc ấn và luôn luôn ngoảnh đầu những lại.

Khổng Du bèn ra lệnh: “Hãy tiếp tục làm một lần nữa”. Các thợ vâng lời đúc lại nhưng vẫn như các lần trước, hình rùa thấy hiện ra trên cái ấn và nó quay đầu những lại. Ông cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần dần lan truyền đến tai vua trong triều đình.

Nhà vua bèn mời Khổng Du vào triều để hỏi tại sao hình rùa luôn luôn hiện ra trên chiếc ấn, nhưng ông không cách nào giải thích được.

Thế rồi, một hôm trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: “Tâu đại vương, thần đã tìm ra nguyên nhân tại sao hình rùa hiện ra trên chiếc ấn rồi. 

“Nhiều năm trước đây, nhân gặp ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, anh ta sửa soạn làm thịt nấu ăn.

Thần thấy tội nghiệp không nở để nó chết nên đã mua đem thả nó xuống sông. Con rùa hình như hiểu biết nên khi lội trên mặt nước, nó ngoảnh đầu lại những hạ thần như để tỏ lòng biết ơn.

“Ngày nay, thần được bệ hạ đoái thương, phong Hầu cho thần; trên chiếc ấn chínhthức có hình rùa hiện ra; điều ấy có nghĩa rằng sở thần đã chinh phục được sự chiếu cố quan tâm mến yêu của đại vương là do lòng biết ơn muốn đền trả của con rùa đó.”

Nhà vua liền bảo với quần thần: “Những ai làm điều thiện sẽ gặt hái được quả lành. Trường hợp của Khổng Du là tấm gương sáng cho mọi người chúng ta.”