Danh Xưng Như Đại Đức, Thượng Tọa, Và Hòa Thượng Có Ý Nghĩa Thế Nào

Các danh xưng như đại đức, thượng tọa, và hòa thượng có ý nghĩa như thế nào?

Một độc giả ở Bình Dương

Trước hết, theo nghĩa chung thì Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những tuPhật giáo, là chư Tăng, còn gọi là Tỳ kheo (Bhiksu – Bhikkhu) và theo tên gọi chung vốn có từ trước thời Đức Phật thì đấy là các vị Sa-môn (Sramana – Samana) tức là các tu sĩ, thoát ly gia đình, sống thanh bần, ẩn dật…

  • Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để trỏ Đức Phật, các bậc caoTăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường, Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.
  • Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thườnglà vị giảng dạy Phật Pháp.
  • Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệtử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị Đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao vời.

Điều cần nhớ là ba từ trên, Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tuPhật giáotrí tuệ, đức độ cao vời, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Trường hợp này cũng như các từ tôn xưng Ngài, Đức, Tôn đức, Tôn giả… vậy, không ai tự xưng mình như thế cả.

Về sau, do sự kính trọng của Phật tử từ đời này sang đời khác đối với chư tôn đức nên trước Pháp danh của chư tôn thường được nêu thêm các từ Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng… Sự phân biệt càng trở nên rõ hơn khi các từ này được dùng để chỉ sự khác biệt về hạ lạp (tức số năm tu tập của một Tỳkheo), về vị trí hay về giáo phẩm. Có lẽ sự phân biệt này khởi từ Kinh Tỳ-ni Mẫu khi kinh chia các tuPhật giáo ra làm bốn danh xưng dựa theo số năm tu tập:

1/ Hạ tọa: từ 0 đến 9 năm,

2/ Trung tọa: từ 10 đến 19 năm,

3/ Thượng tọa: từ 20 đến 49 năm và

4/ Kỳ cựu Trưởng túc: từ 50 năm trở lên.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, theo truyền thống cũ, phân biệt như sau:

+ Đại đức: Vị Tăng thọ Đại giới (250 giới) sau ít nhất hai năm thọ giới Sa-di (10 giới), tu tập ít nhất là hai năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

+ Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi).

+ Hoà thượng: Vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi).

Các danh xưng trên được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội đối với chư Tăng có các điều trên và đặc biệt là phải có đức độ, có công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội.

Cuối cùng, dù danh xưng như thế nào đi nữa, vị tu sĩ chân chính của Phật giáo cũng được gọi là vị Tăng, là Tăng-già (thường từ bốn vị trở lên, sống chung hòa hợp, đúng luật tắc), đều được các Phật tử tôn kính, chư vị là hình ảnh của Tăng Bảo trong Tam Bảo (Đức Phật, Giáo pháp của Ngài và Tăng-già do Ngài thành lập) mà một người nguyện nương tựa suốt đời để trở thành con Phật.

http://tapchivanhoaphatgiao.com