Định Kiến

Cách đây vài năm có một cuộc trắc nghiệm giáo dục được thực hiện kín tại một trường ở Anh. Trường có hai lớp học học sinh cùng độ tuổi. Cuối năm trường tổ chức thi để sắp lớp cho năm học tới. Kết quả thi không được công bố và chỉ có hiệu trưởng cùng chuyên gia tâm lý biết điểm số và cách phân lớp mà thôi. Học sinh đứng hạng thứ nhất được sắp chung lớp với học sinh hạng tư, năm, tám, chín, mười hai.v.v còn học sinh đứng hạng nhì và thứ ba được sắp chung với học sinh đứng hạng sáu, bảy, mười, mười một v.v… Nói cách khác, dựa theo trình độ học sinh được pha trộn và chia đều thành 2 lớp. Các thầy cô dạy lớp này cũng được chọn cẩn thận, tất cả đều có năng lực đồng cân. Thậm chí các lớp học cũng được trang bị giống nhau. Hai lớp đều được cân bằng như nhau, ngoại trừ cái tên: một lớp được gọi là “A”, lớp kia là “B”.

Thật sự 2 lớp này có học sinh ngang nhau về năng lực học tập. Nhưng trong đầu chúng đều nghĩ học sinh lớp A thông minh hơn học sinh lớp B. Một số phụ huynh lớp A còn ngạc nhiên một cách thích thú sao con em mình học giỏi như vậy và khen thưởng chúng không ngớt. Còn phụ huynh của một số em ở lớp B lại la rầy chúng và cắt giảm phần khen thưởng. Ngay cả các thầy cô dạy lớp B cũng có thái độ dạy dỗ khác và không mong đợi nhiều như chúng. Cái ảo tường đó trãi dài suốt một năm học. Rồi đến một kỳ thi cuối năm khác.

Kết quả thật tai hại nhưng không bất ngờ: học sinh lớp A học giỏi hơn học sinh lớp B rất nhiều, tưởng chừng như chúng là lớp học sinh đỗ cao nhất trong kỳ thi năm ngoái. Chúng bèn trở thành trẻ con hạng A. Và số còn lại, mặc dù năng lực đồng đều ở năm trước, bây giờ trở thành trẻ con hạng B. Hạng (lớp) B là những gì mà chúng đã được nghe và đối xử trong suốt một năm học, nên chi chúng in trong đầu là như vậy để rồi kết quả là chúng trở thành như vậy.