Đơm Hoa Mà Không Kết Trái

Lời dẫn: Người nói lý luận mà khôngkinh nghiệm thực tế thì giống như biết mà không thực hành. Người thích nói những lời đường mật mà tâm không chân thật thì khác nào chỉ có lý luận cao thượng mà nhân cách thì thấp hèn. Như cây đơm hoa mà không kết trái, chỉ để ngắm nhìn mà thôi, chẳng có ích lợi thật sự.

Tục Ngữ có câu: “Nói được mà làm không được, dễ đọa mười tám tầng địa ngục”. Người chỉ biết nói mà không chịu thực hành, chỉ có lý luận suông mà không có hành động thực tế; giống như “bàn việc binh trên giấy”. Có người thuyết pháp hùng hồn lôi cuốn mọi người, nhưng bản thân không chịu tu hành. Người có trí huệ mà khôngđịnh lực, khi gặp tài sắc rất dễ đắm nhiễm. Vì thế, Đức Phật dạy: “Người có tríkhôngđịnh dễ sa đọa; người có địnhkhôngtrí chỉ tăng trưởng tà kiến”. Người có thực hành tinh tiến tu tập mới có định lực; có văn, tư, tu tăng trưởng trí huệ. Chúng ta có thể thấy trí huệ và thực hành là việc cần nên làm.

Ngày xưa có một người chuyên nghiên cứu học vấn đi biển. Nếu như giảng nói về việc đi trên biển thì hắn nói rõ tường tận “khi gặp gió lớn phải lái thuyền đi như thế nào; gặp nước chảy xiết phải lái thuyền làm sao; khi thuyền cập bến; hoặc thuyền chạy ngược dòng phải ứng phó như thế nào v.v…hắn đều thuộc làu, nói thao thao bất tuyệt” giống như thủy thủ lái tài vĩ đại, làm cho mọi người vô cùng khâm phục.

Gặp việc đúng lúc, khi các thủy thủ ra biển chưa được một tháng thì thủy thủ lái tàu ngã bệnh, bệnh càng ngày càng nặng, cuối cùng anh ta vĩnh viễn ra đi. Vị thuyền trưởng nhìn biển cả mênh mông, chỉ trong thời gian ngắn mất đi thủy thủ lái tàu, mọi người đều buồn lo nhưng không dám nói ra. Lúc đó, gã chuyên nghiên cứu đi biển hùng hồn nói với các thủy thủ:

– Các anh đừng sợ có tôi đây, tôi sẽ lái tàu bảo đảm an toàn.

Mọi người không còn cách nào khác, đành phải giao buồng lái cho hắn điều khiển.

Lúc này, hắn gánh trách nhiệm nặng nề, biết bao mạng người nằm trong tay hắn. Hắn ngồi chễm chệ trong buồng lái ra vẻ ta đây tài giỏi, cũng lái tàu chạy bên này, quẹo bên kia. Tàu chạy được một đoạn thì bị chòng chành, dường như hắn cũng chưa quen điều khiển. Khi tàu sắp cập bến, hắn không phanh tàu dừng lại được, lại chạy thẳng ra ngoài khơi, lao vào đá ngầm. Kết quả, thuyền bị vỡ tan tành, chìm xuống đáy biển, mọi người trên thuyền không còn ai sống sót.

Bài học đạo lý

Các vị đại đức! Khổng Tử nói: “Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết”. Không nên mình không biết mà cố cho mình biết. Người thông minh lại bị sai lầm của sự thông minh. Ngược lại chúng ta làm việc biết một phần làm một phần, biết hai phần làm hai phần, mới là người làm giỏi, và cũng làm người thành công. Người không biết mà cố nói biết; hoặc không biết rõ sự việc mà cố nói biết; chẳng những tự mình làm sai mà mọi người làm theo cũng sai. Đó là một thằng mù dắt nhiều thằng đui; hay thích làm thầy mọi người; hoặc tự cho mình thông minh, đều là hại mình hại người.

 Phật pháp là biết, hiểu và thực hành. Có người chỉ đọc vài quyển kinh, liền đi khoe khoang khoác lác, ta đây hoằng dương giáo pháp, chuyển đại pháp luân, được cảm ứng hoa trời rơi xuống lả tả. Nhưng phương diện tu trì, đức hạnh lại rỗng tuếch. Họ dạy mọi người tinh tiến tu hànhbản thân mình không chịu tu; dạy người bố thí làm phúc đức mà tự mình lại chạy theo danh lợi, tài sắc càng nhiều càng tốt; đạo đức tu hành chẳng dính chút nào. Họ đem Phật pháp làm hàng hóa kinh doanh mua bán. Than ôi! Buồn thay, đời mạt pháp!

Ngoại đạo nhìn thấy Phật pháp thù thắng, có nhiều tín đồ như thế, nên muốn hưởng ké. Họ học lén nghi thức của Phật pháp để ứng dụng; hoặc đem giáo lý của Phật pháp chỉnh sửa lại rồi nói đây là Phật pháp kiểu mới, hay hơn kiểu cũ; lại cũng là tinh yếu trong Phật pháp, chân lý bí quyết, cơ trời, trời ban. Bọn chúng tha hồ thổi phồng, tất nhiên có quảng cáo thì có người mua, phải không?

Kì thực, bọn chúng làm đảo lộn Phật pháp, khiến cho mọi người cho rằng Phật pháp bị xen tạp không thanh tịnh, chân chính. Nếu như người hiểu biết không chính xác, tin theo không đúng thì không có mục tiêu phương hướng đúng đắn, tương lai không có chỗ trở về thực sự, mới là điều oan uổng rất lớn.

Học Phật pháp quý ở sự tu hành, có giới, định, huệ. Nhưng có người chỉ cần biết nghi thức Phật pháp để tụng tán kiếm tiền là được rồi. Có người nương theo Phật pháp để thu hút tín đồ cho đông, chẳng những bản thân mình không chịu tu hànhkhông biết dạy mọi người tu hành như thế nào, chỉ cần làm nổi bật bề ngoài là được. Có người chỉ cần ở trước tượng Phật lạy lục cầu khẩn, tín đồ đến lạy theo là được; những điều này, đều là đơm hoa mà không kết trái. Vì thế, muôn sự ở thế gian, cần phải có lý luận, có thực nghiệm, có đơm hoa, có kết trái, mới có lợi ích thật sự.