Giết Heo Bị Quả Báo Khốc Liệt

Thủ đô tỉnh An Huy bên Trung Quốc có cái tên ngộ nghĩnh là Hợp Phì. Gần đó tại làng Bà Dầu có một người tên là Tuyên Tứ. Anh ta làm nghề mổ lợn đã hơn hai mươi năm kinh nghiệm. Ông kiếm được khá nhiều tiền nhờ cái nghề này. Và ông cũng khéo dành dụm mua được ba căn nhà. Một cái ông để ở còn hai căn cho người ta mướn. Ngoài ra, ông cũng có khoảng trăm mẩu ruộng. 

Theo lẽ, gia cảnh tiền bạc khá như vậy, thì ông ta có thể nghỉ ngơi được rồi. Nhưng vì lòng tham con người không bao giờ biết đủ. Hơn nữa tính hiếu sát của ông Tuyên cũng thành thói quen cho nên ngày nào không giết heo thì ông cảm thấytrong người như khó chịu. Do vậy mà vào các ngày lễ, ông thường rất bận rộn với công việc mài dao soèn soẹt cho bén. 

Một ngày kia, ông thức dậy sớm để làm việc như thường lệ. Lúc ấy bà vợ ông đi xuống nhà dưới mà theo lối các nhà cổ thì nằm sát cạnh chuồng heo. Bỗng dưng bà những vào bên trong và hoảng hốt la hét lên khiến ông chồng chạy lại hỏi lớn: 

“Cái gì vậy? Bà có sao không?” 

Bà vợ đáp: “Tôi những vào trong chuồng và thấy có hai người đàn bà đang nằm chứ không phải heo! Tôi nghĩ là chuyện tưởng tượng cho nên tôi đã đến tận nơi những kỹ; lại thì quả đúng mình chẳng thấy lầm chút nào mà chắc chắn là hai người đàn bà thực!”

Người vợ nói: “Mình ơi, tôi nghĩ đó là điềm xấu. Tôi xin ông đừng giết heo nữa nhé!”

Tuyên Tứ cười lớn nói: “Ha ha ha! Bà có ý tưởng hết sức kỳ cục quái gỡ Như vậy nhất định là bà bị hoa mắt rồi!”

Tuyên nhận thấy ông chồng chẳng nghe lời khuyên của mình, bèn giật lấy con dao giết heo ném thẳng vào trong cầu tiêu. Bởi vậy, ngày hôm ấy Tuyên Tứ khôngthể giết heo, nhưng ông đã đi ra tiệm để mua một con dao mới khác. 

Hôm sau, bà mời ba má của bà đến nói với người rể như sau: “Hiện nay ông đã có khá nhiều tiền để tiêu xài trong cuộc sống vào cuối đời của mình. Tại sao ông không chịu lắng nghe lời khuyên của vợ, có gì khó khăn lắm đâu?”

Ông ta đáp: “Nhưng giết heo là nghề của tôi mà”.

Bà nói: “Nếu anh cương quyết duy trì cái nghề ác đức này, thì nhất định vợ anh phải chia tay bỏ anh vậy.”

Tuyên Tứ nghĩ tưởng đến Những năm qua vợ chồng chung sống với nhau và số tiền ông kiếm được nhờ hành nghề giết heo.

Ông thầm bảo: “Thế nào rồi vợ ta cũng sẽ bỏ đi.”

Rồi Tuyên Tứ đem chia một nửa tài sản ruộng đất của mình cho vợ và đồng ý để vợ bắt giữ nuôi đứa con. Sau khi mọi việc đã giải quyết xong, ông trở lại làm nghề mổ heo như trước và lần lượt đem giết thịt hết Những con heo còn nuôi trong chuồng mà vợ ông tin rằng đó là Những người đàn bà.

Ông cũng làm thịt cả Những heo con, và sau khi giết chúng, thình lình ông hay tinđứa con thân yêu của ông bị bạo bệnh mà chết.

Bấy giờ trong lòng Tuyên Tứ mới hơi hối hận một chút, nhưng ông vẫn ngoan cố tự nghĩ rằng mình không có làm việc gì sai quấy. Từ đó, để tiêu sầu giải muộn, ông đâm ra cờ bạc. Trong thời gian ngắn, mọi tay chơi cờ bạc trong vùng đều biết, mỗi khi Tuyên Tứ đến sòng bài đều bị cháy túi, vì lần nào đánh ông cũng bị thua đậm. 

Chung cục, ông đem bán hết phần ruộng đất còn lại của mình để chạy theo canh bạc đỏ đen, hầu mong gỡ gạt ít nhiều; nhưng tất cả đều tan theo mây khói. Thế rồi ông quyết định xây dựng lại sự nghiệp bằng cách gom góp tiền bạc mua vài con heo nuôi giết thịt để gầy vốn. Nhưng chưa đầy một tháng, ông ngã bệnh nằm liệt trên giường. 

Ông mắc một chứng bệnh kỳ quái, miệng mũi lúc nào cũng tuôn ra máu mũ đau đớn tột cùng. Người ta nghe ông ngày đêm kêu la thảm thiết giống như tiếng heo bị thọc huyết!