Gõ Cửa Thiền – Con Làm Gì Vậy?

Trong thời hiện đại người ta nói rất nhiều những điều vô nghĩa về các thiền sư và thiền sinh, và về sự kế thừa giáo pháp của bậc thầy bởi những đệ tử tâm đắccho phép họ trao truyền chân lý cho những đệ tửtiếp theo. Tất nhiên là thiền nên được truyền thừa theo cách trực tiếp, lấy tâm truyền tâm, và trong quá khứ điều này đã được thực hiện đúng như vậy. Vào thời ấy, sự lặng lẽ và khiêm tốn được thấy nhiều hơn là tính chuyên nghiệp và sự khẳng định. Người được truyền thừa một giáo pháp như thế sẽ giữ kínsự việc thậm chí cho đến hai mươi năm sau. Chỉ đến khi có một người nào khác trên đường cầu đạokhám phá ra được vị chân sư đang ở bên cạnh mình thì người ta mới biết là giáo pháp đã được truyền thụ. Và ngay cả khi đó thì sự việc cũng sẽ diễn tiến một cách hoàn toàn tự nhiên, và giáo pháp được truyền thừa theo đúng với ý nghĩa của nó. Trong bất cứ trường hợp nào, một vị thiền sư cũng không bao giờ tự tuyên bố rằng mình là người nối pháp của vị này, vị kia… Lời tuyên bố như thế thường chỉ chứng tỏ một điều ngược lại!

Thiền Mu-nan[81] chỉ có duy nhất một đệ tử kế thừa tên là Shoju.[82] Sau khi Shoju đã hoàn tất việc học thiền, ngài Mu-nan gọi ông vào phòng và nói: “Thầy đã già rồi, và theo nhận xét của thầy thì con là người duy nhất sẽ tiếp tục truyền nối giáo pháp. Đây là một tập sách đã được truyền lại qua bảy thế hệcác bậc tiên sư. Thầy cũng đã thêm vào trong này nhiều điều dựa theo sự hiểu biết của thầy. Tập sách này hết sức giá trị, và thầy sẽ trao nó cho con để chứng tỏ sự kế thừa của con.

Ngài Shoju đáp: “Nếu tập sách này quan trọng đến thế, tốt hơn là thầy nên giữ lấy nó. Con đã nhận được pháp thiền của thầy không cần văn tự và con hài lòng với pháp thiền như thế.”

Thiền sư Mu-nan nói: “Thầy vẫn biết thế, nhưng dù sao thì tác phẩm này cũng đã được truyền nối qua bảy đời tiên sư, nên con có thể giữ lấy nó như một biểu tượng của việc được truyền thừa giáo pháp. Đây, hãy cầm lấy.”

Tình cờ lúc ấy cả hai đang trò chuyện ngay phía trước một lò than hồng. Ngay khi Shoju vừa cầm được quyển sách vào tay, ông vất ngay vào ngọn lửa than đang cháy. Ông không một chút ham muốn sở hữunó.

Thiền sư Mu-nan từ trước vốn chưa từng nổi giận, giờ thét lên: “Con làm gì vậy?”

Ngài Shoju cũng quát lại: “Thầy nói gì vậy?”

Viết sau khi dịch

Thiền sư Mu-nan sửng sốt trước việc làm của người đệ tử nên thét lên: “Con làm gì vậy?” Ngài Shoju cũng không kém kinh ngạc trước phản ứng của thầy nên quát lại: “Thầy nói gì vậy?” Cả hai đều hành xử đúng theo suy nghĩ và nhận thức của mình, chỉ có điều là những nhận thức ngay trong khi đó lại không cùng một điểm xuất phát!

Thiền tông xem trọng việc “dĩ tâm truyền tâm”, nhưng điều đó không có nghĩa là phủ nhận phương tiệntruyền bá bằng văn tựmiễn là điều đó phải được nhìn nhận như một phương tiện mà thôi. Chính trong ý nghĩa đó mà ngài Mu-nan muốn giữ lại tập sách đã truyền nối qua bảy đời tiên sư. Người đệ tử tự mình đã thấu triệt được pháp thiền không văn tự của thầy nên không muốn rơi trở vào sự trói buộc của văn tự. Trong ý nghĩa đó mà ông ta đốt ngay tập sách. Cả hai người đều đúng, xét theo nhận thức của chính họ. Vì thế, giữ hay đốt đều tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người.

Đây không phải là trường hợp duy nhất đã từng xảy ra. Tập sách Bích nham lục, một kiệt tác trong thiền môn, cũng đã từng bị đốt cháy không thương tiếc, thậm chí các bản sao của nó còn bị “truy sát” trong một thời gian dài!

Nguồn:thuvienhoasen.org