Hòa Thượng Thích Huệ Pháp (1871-1927)

Hòa thượng Thích Huệ Pháp, pháp danh Thanh Tú, pháp tự Phong Nhiêu, Ngài họ Đinh, sinh năm Tân Mùi 1871 (Tự Đức thứ 24), tại làng Trung Kiên, tổng Bích La, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị. Gia đình Ngài thuộc thành phần nho gia có truyền thống kính tin Phật pháp nhiều đời, thân phụ từng là vị thầy giáo làng được nhiều người kính trọng.

Vốn bản tính tự tin lại được un đúc trong môi trường nho học nên Ngài rất được thân phụ khuyến khích sự lựa chọn, không can thiệp về chí hướng tương lai. Nhờ vậy, Ngài đã đến xin cầu xuất gia với Hòa thượng Tăng Cang – Cang K tại chùa Từ Hiếu, được Hòa thượng tiếp nhận. Năm đó, Ngài vừa tròn 15 tuổi, nhằm năm Bính Tuất 1886, niên hiệu Hàm Nghi thứ 2.

Khi đã bước chân vào chùa, những cảnh đời dâu bể tiếp tục diễn ra như là sự thách đố, đã tác động không ít đến tư tưởng, nhận thức của Ngài, và thiền môn cũng đang tất bật trong các đợt trùng tu, lại cũng là thời gian Hòa thượng Bổn sư vừa lo tang lễ xong cho đệ tửHòa thượng Huệ Đăng được cử trụ trì chưa hơn một năm đã viên tịch. Vì vậy mãi đến năm Nhâm Thìn 1892 (Thành Thái thứ 4), Ngài mới được Bổn sư cho thọ giới Sa di, ban pháp danh là Thanh Tú, tự Phong Nhiêu, hiệu Huệ Pháp. năm đó Ngài 21 tuổi.

Vừa thọ giới xong, Ngài được chọn làm thị giả hầu cận Hòa thượng Bổn sư, vì thế Ngài từng chứng kiến các nhân vật quan trọng có cả vua Thành Thái đến viếng chùa và đàm đạo với Hòa thượng Hải Thiệu.

Năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894), Ngài thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn chùa Báo Quốc. Đây là Giới đàn rất quan trọng được tổ chức vào tháng 4 suốt bảy ngày, do Hòa thượng Tăng Cang Diệu Giác làm Đường đầu truyền giới; Hòa thượng Hải Thiệu làm Yết ma, Hòa thượng Linh cơ làm Giáo thọ, Bà Hoàng thái hậu Từ Dũ cũng đến Giới đàn này cúng dường và ban tặng các vị Giới sư mỗi vị một bộ y cà sa bảy màu.

Tháng 8 cùng năm, Hòa thượng Bổn sư mở đợt trùng tu chùa Từ Hiếu lần thứ 2 với quy mô lớn, đúc thêm hai tượng Phật, mở rộng chánh điện thông qua nhà trước và hậu điện, bia tháp, giếng nước…

Năm Ất Mùi, Thành Thái thứ 7 (1895), Ngài được đắc pháp qua bài kệ phú pháp của Hòa thượng Bổn sư:

Phong nhiêu thọ pháp truyền
Nội ngoại bổn như nhiên
Phò trì chư Phật Tổ
Kế thế vĩnh niên niên

Năm Bính Thân, Thành Thái thứ 8 (1896), do Phật tử toàn phổ Linh Sơn tại chùa Thiên Hưng đến đảnh lễ Hòa thượng Bổn sư xin được cung thỉnh Ngài về làm tọa chủ dẫn dắt tín đồ; được Hòa thượng chấp thuận, Ngài về chùa Thiên Hưng để phát triển đạo tràng.

Nhận nhiệm vụ mới này, Ngài mới có dịp bộc lộ hết tinh thần vốn đã ấp ủ bấy lâu. Trước hết, Ngài mở các thời khóa tịnh độ, giảng giải kinh điển từ thấp lên cao cho mọi trình độ. Đặc biệt tập trung vào các bộ “Tứ Phần giới bổn”, “Phạm Võng”, “Pháp Hoa”, “Lăng Nghiêm”. Nhờ vậy chùa trở nên sinh động, phát triển nhanh chóng về mọi mặt, được Phật tử khắp nơi tìm đến rất đông, được cả vua Thành Thái biết đến.

Năm Đinh Dậu, Thành Thái thứ 9 (1897), chỉ có vài ngày vua Thành Thái được Nguyễn Hữu Bài phò giá vào Sài Gòn để khoe với vua về những “kỳ công” của thực dân Pháp, thì ở Huế, nhiều ngôi chùa vùng phụ cận, trong đó có chùa Thiên Hưng Ngài đang trụ trì, bị rất nhiều kẻ “tả đạo” đến quấy phá, gây hoang mang trong Phật tử. Với vóc dáng phương phi, kỳ vĩ mà điềm đạm, Ngài đứng ra giảng giải và yêu cầu họ “trở về” cũng như vua rồi cũng sẽ trở về Huế thôi ! Đó là khẩu ý mà sau này vua Thành Thái đến thăm chùa Từ Hiếu được Hòa thượng Bổn sư kể lại, đã tấm tắc khen tặng Ngài.

Năm Canh Tý, Thành Thái thứ 12 (1900), trong số các đệ tử đến chùa Thiên Hưng học đạo lâu nay dưới sự dìu dắt của Ngài, có không ít người thi đỗ tại các cuộc thi Hội, thi Đình và hiện đang chuẩn bị kỳ thi Hương ở Quốc Tử Giám. Trong đó có Lê An Du, Nguyễn Thiện Bình, Nguyễn Sanh. Nhưng vua ngăn cản, muốn sung 3 vị đệ tử giỏi của Ngài vào đội cận vệ để có thể liên lạc giữa vua và Ngài sau này. Ngài hiểu được ý vua khi nhận được thâm ý trong câu thơ nhắn : “Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu. Đỗ Quyên đề đoạn nguyệt âm âm” ( ) (lúc này vua đã bị theo dõi do lệnh của Khâm sứ Pháp Rheinard).

Năm Đinh Mùi, Thành Thái thứ 18 (1907), thêm bất mãn trước việc khâm sứ không chi duyệt tiền cho vua đi tuần du Thanh Hóa, vua liền bỏ tiền túi ra chiêu mộ một số phụ nữ để lập đội nữ binh và hằng ngày tự thân vua tập cho họ bắn súng, cỡi ngựa dưới sự hỗ trợ của 3 vị đệ tử của Ngài do vua tuyển chọn. Khi tin tới tai Ngài thì sự thể đã muộn màng khiến Ngài tỏ ra lo ngại, không hài lòng. Và rồi đúng như dự liệu của Ngài, Khâm sứ Pháp vịn vào đó làm bằng cớ cho rằng “nhà vua không thật tâm cộng tác với chính quyền bảo hộ”, và ra lệnh “từ nay nhà vua không còn quyền hành gì nữa và không được ra khỏi nơi ở đã dành cho vua trong nội cung”. Sau đó truất quyền và tiến tới giam giữ vua, sai Trương Như Cương cầm đầu Hội đồng Phụ chánh ra tuyên bố ”…Vì vua Thành Thái mắc bệnh điên”.

Năm Canh Tuất, Duy Tân thứ 4 (1910), Ngài được cung thỉnh vào Quảng Nam khai Đại giới đàn ở chùa Phúc Lâm với ngôi vị Đệ tam Tôn chứng. Lúc này, Ngô Đình Khả dâng tờ sớ buộc Thành Thái thoái vị và vua đã nhanh nhẹn vào không chút luyến tiếc.

Năm Tân Hợi, Duy Tân thứ 5 (1911), Ngài cho trùng tu chùa Thiên Hưng trong nỗi ai hoài thương tiếc vị vuabình dân” với ngôi chùa vốn bình dân này đã được vua nhiều lần nhắc nhở. Chính Ngài cũng không hay biết cùng năm này Thành Thái đang bị giam lỏng ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Và rồi vua Duy Tân cùng Trần Cao Vân, Thái Phiên tiếp nối sự nghiệp kháng Pháp, từng bước đi vào lòng thương mến của nhân dân, chẳng những của riêng Ngài mà là của cả dân tộc.

Năm K Mùi, Khải Định thứ 4 (1919), vốn từng biết ngôi chùa Thiên Hưng và bản thân Ngài, nên vua Khải Định ban cho Giới đaoĐộ điệp, với mong mỏi sẽ cắt đứt sự vọng nhìn của Ngài đang lặng lẽ dõi theo từng bọt biển trùng khơi đưa Thành Thái vĩnh viễn rời khỏi đất mẹ.

Năm Giáp Tý, Khải Định thứ 9 (1924), sau 5 năm vua Thành Thái đã bị đi đày ở đảo Réunion và Duy Tân cũng chung cùng số phận, thì con thuyền Phật giáo vẫn giữ vững trong tư thế bất diệt của mình, tùy thuyền đi vào bao nguồn lạch của khúc sông. Cho nên giai đoạn này tất cả các bổng lộc, danh xưng đối với Phật giáo chỉ còn là đơn nghĩa. Nhận định những sự thật đó, Chư Sơn quyết định tổ chức Đại giới đàn tại chùa Từ Hiếu, ngôi chùa “quan” bao lâu nay để chứng minh cho sức sống Phật giáo. Tại Đại giới đàn này, Ngài được suy cử ngôi vị Giáo thọ Sư.

Năm Bính Dần, Bảo Đại nguyên niên (1926), Ngài tiếp nhận chức vị Tăng Cang chùa Diệu Đế. Từ đó, Ngài ít tiếp xúc với chung quanh, dành nhiều thời gian còn lại chuyên tỉnh thân tâm.

Năm Đinh Mão, Bảo Đại thứ 2 (1927) ngày 24 tháng Chạp, như có nguyện sâu xa nào đó mà tông môn Tăng chúng không ai có thể đoán biết trước, do Ngài trầm tư, ít nói. Sau khi Ngài đi chiêm bái các Tổ đình và viếng thăm các thiện hữu về, lên lễ Phật ở chánh điện rồi về tịnh phòng, Ngài ngồi kiết già trước tượng Phật vẫn với bộ pháp phục và tự châm lửa thiêu thân. Khi đó, Tăng chúng dập tắt ngọn lửa một cách khó nhọc xong, Ngài nhìn khắp thảy và thều thào “Đó là đại nguyện của ta xưa nay, xin Tăng chúng đừng lo lắng”. Rồi sau đó, vị đệ tử Quảng Tu hiệp cùng Tăng chúng xướng tụng kinh Bát Nhã cho Ngài.

Mãi đến ngày mồng 1 tháng Giêng năm Đinh Mão (1927), vào giờ Mão, Ngài thu thần thị tịch, thọ 56 tuổi đời, 33 Hạ lạp.

Tháp Ngài được dựng trong khuôn viên chùa Từ Hiếu.