Làm sao tu cho đúng?

Hỏi:
Chúng con được biết: “Tukhông học là tu mù, học mà không tu là đãy sách”. Vậy chúng con phải làm sao tu cho đúng?
Đáp:
Đó là lời của Giáo môn, còn Thiền môn là muốn phát hiện cái dụng của tự tánh. Tham thiềntu cũng là học, như ngài Lai Quả nói “tham thiền có đầy đủ giới định huệ”. Bản tâm cùng khắp không gian thời gian, thần thông trí huệ sẵn đầy đủ, không thiếu sót một thứ gì. Kinh Pháp Hoa thí dụ hạt châu như ýbản tâm có sẵn trong áo, tự cho mình nghèo rồi đi ăn xin các nơi, gặp người trí cho biết hạt châu thì không còn đi ăn xin.
Con dơi không có con mắt mà có ra đa, nhà khoa học bắt chước con dơi chế tạo ra đa; nhưng con dơi không có học, tự bản năng có sẵn. Con ong làm tổ, các nhà kiến trúc phải học cách làm tổ của con ong, kiến trúc mới được kiên cố; con ong cũng không có học.
Kỳ thật, trong Giáo môn có phân biệt hữuvô học, hữu học còn thấp, vô học mới cao. Tại sao còn nói phải học? Giáo môn là vừa học vừa tu, biết được bao nhiêu thì tu bấy nhiêu.
Thiền môn không phải vậy, là giáo ngoại biệt truyền, chỉ cần phát hiện cái của mình sẵn có. Cho nên tôi dạy phải tin tự tâm đầy đủ tất cả thần thông trí huệ, năng lực bằng Phật Thích Ca, không kém Phật Thích Ca một chút nào.
Nếu đã tin như vậy thì không cần phải học, chính tôi mà người ta cho rằng tôi học mới trả lời được. Nếu tôi học thì có cái không thể trả lời được, vì đâu thể nhớ hết và cũng không học hết.
Hồi xưa chưa tham thiền, tôi muốn coi hết đại tạng kinh, tục tạng kinh. Tục tạng kinh có 150 cuốn, tôi coi suốt 1 năm được 7 cuốn, phải mất hơn 21 năm coi hết tục tạng; coi một lần cũng không nhớ hết, dù có nhớ hết cũng không dùng được.
Cái của mình sẵn có, khỏi cần học khỏi cần nhớ; muốn dùng thì sẵn sàng dùng, có phải tốt hơn không! Bởi vì người nào cũng bằng nhau, Phật Thích Ca nói “Phật tánh bình đẳng bất nhị”. Do mình không tin, nếu mình tin chỉ cần phát hiện; chứ đâu cần học!