Lời Căn Dặn Của Ma Quỷ: NHẤT ĐỊNH PHẢI SÁM HỐI KHI CÒN SỐNG

Cần phải sám hối kịp thời

Có một chàng thư sinh kia rất dũng cảm. Một đêm nọ, khi trời vừa tạnh mưa và mặt trăng chiếu sáng vằng vặc, anh ta mang một bình rượu lớn tới nghĩa địa. Anh ta nhìn xung quanh và hô lớn: “Đêm nay thật đẹp, nhưng ta chỉ có một mình, vô cùng cô đơn, hỡi những bằng hữu ở thế giới bên kia, có ai muốn cùng ta uống rượu không?”

Trong chốc lát, anh ta thấy lân tinh lấp lánh ẩn hiện trong đám cỏ. Có khoảng 10 cái bóng. Đám ma qu lại còn hô hoán, vù vù vây vòng quanh anh ta, dừng lại cách anh ta một trượngkhông tiến tiếp lên nữa. Chàng thư sinh đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy rượu từ trong một cái vại lớn xuống đất. Lũ qu cúi đầu xuống đất hít hít mùi rượu. Một con qu khen rượu này rất ngon, lại còn xin thêm nữa.

Chàng thư sinh vừa vẩy thêm rượu vừa hỏi: “Tại sao các ngươi không luân hồi?” Một con qu nói: “Những người làm việc thiện thì đều đã chuyển sinh hết rồi. Những kẻ tội ác tày trời thì đều bị đọa xuống địa ngục chịu trừng phạt. Mười ba người chúng tôi, bốn người sau khi chịu tội xong sẽ được luân hồi; chín người còn lại, do nghiệp báo trầm luân nên không thể luân hồi nữa.”

Chàng thư sinh tò mò hỏi: “Tại sao các ngươi không sám hối cầu giải thoát?” Một con qu trả lời: “Người ta phải sám hối lúc còn sống. Sau khi chết thì không còn sám hối được nữa.”

Chàng thư sinh dốc bình rượu xuống, tỏ ý là rượu đã uống cạn sạch rồi. Lũ qu đều loạng choạng rời đi. Một con trong đám qu quay đầu lại căn dặn: “Ngạ qu được uống rượu ngon như thế, chẳng có gì để báo đáp lại nhà ngươi, chỉ có một câu này tặng ngươi thôi – nếu có sám hối thì nhất định phải làm lúc còn sống!”

(Theo “Duyệt vi thảo đường bút ”)

Tư Mã Quang sửa chữa sai lầm

Tư Mã Quang (1019-1086) là một nhà sử học, một học giả, và là Thừa tướng thời nhà Tống. Ông là người biên soạn chính cuốn sách Tư trị thông giám, một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, hoàn thành vào năm 1084. Tư Mã Quang từng kể cho mọi người một câu chuyện thuở nhỏ của ông:

“Khi còn nhỏ, có một lần ta và chị gái muốn bóc vỏ quả hồ đào còn xanh mà không làm được. Khi chị ta đi ra ngoài, một tì nữ đã giúp ta bóc vỏ bằng cách ngâm hồ đào vào trong nước sôi. Sau khi chị của ta trở lại, chị ấy muốn biết ai đã bóc vỏ hồ đào, ta liền nói: ‘Tự em đã làm đấy.’ Phụ thân ta vô tình nghe thấy, ông liền trách mắng ta: ‘Làm sao mà một tiểu hài tử lạithể nói dối chứ?’ Từ đó trở đi ta không bao giờ dám nói dối nữa.”

(Theo “Đức dục cổ giám”)