Nghệ Sĩ Bần Tiện

Gessen là một nhà sư nghệ sĩ. Trước khi họa hay vẽ tranh, Gessen luôn luôn đòi trả công trước, và lấy với giá rất đắc. Vì thế, ông được nổi danh là “nghệ sĩ bần tiện

Một hôm, có một ca nhi tới nhờ Gessen vẽ tranh. Gessen hỏi: “Cô trả giá bao nhiêu? Cô gái trả lời: “Ông đòi bao nhiêu trả bấy nhiêu, nhưng tôi muốn ông vẽ tranh trước mặt tôi”.

Vì thế, ngày kia cô ca nhi mời Gessen tới, cô đang dọn tiệc cho người chủ. Với cây cọ tốt Gessen vẽ tranh. Khi bức tranh vẽ xong, ông đòi giá đắc nhất trong đời ông. Gessen nhận  tiền công, cô ca nhi quay lại nói với người chủ: “Ông nghệ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Họa phẩm của ông đẹp nhưng tâm hồn ông bần tiện. Ðồng tiền đã làm cho tâm hồn ông bị vẩn đục. Ðược vẽ bằng một tâm hồn bẩn thiểu như thế, hẳn tác phẩm của ông không đáng đem trưng bày. Nó chỉ đáng giá bằng một cái áo lót của tôi thôi!”

Nàng cởi váy ra, xoay lưng lại bảo Gessen vẽ một bức tranh khác ở phần sau chiếc áo lót của nàng.

Gessen hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu”

Cô ta trả lời: “Ối giời, bất cứ giá nào!”

Gessen nêu một giá rất đắc ý, vẽ tranh theo lời yêu cầu. Xong rồi bỏ đi.

Về sau, người ta biết Gessen có những lý do sau đây để cần tiền:

– Nạn đói khốc liệt thường viếng tỉnh nơi ông ta ở. Người giàu không giúp kẻ nghèo; vì thế Gessen có một nhà kho bí mật không ai biết, nơi đó Gessen chứa đầy thóc, chuẩn bị cho những trận đói xảy ra.

– Từ làng Gessen đến đền quốc gia, con đường đi rất khó khăn và nhiều du khách khổ tâm khi phải đi qua đó. Gessen muốn làm một con đường tốt hơn.

– Thầy Gessen qua đời, không biết ý định Gessen muốn xây một ngôi chùa, và muốn hoàn tất ngôi chùa cho Thầy mình.

Sau khi hoàn thành xong ba nguyện vọng của mình Gessen vứt cọ và những vật dụng nghệ sĩ, rút lui vào núi ẩn tukhông bao giờ vẽ tranh nữa.

CÂU HỎI GỢI Ý

1/ Tại sao nhà nữ nghệ sĩ mắng họa sĩ câu nặng nề như thế?

2/ Bạn nghĩ sao câu tục ngữ: “Có tiền mua tiên cũng được”

3/ Cô ca nhi nói khích nhà họa sĩ ở điểm nào?

4/ Hãy nêu lên những điểm mà bạn cho là đắc ý nhất trong bài này?

5/ Tiền là gốc của tội lỗi. Bạn thử nhận xét xem sao?

NHẬN XÉT GÓP Ý 

1/ Có thể nàng ca sĩ mến tài của họa sĩ, dùng những lời khó nghe để khuyến khích, biết đâu đó lại là một bài học đắc ý, như ta có câu tục ngữ: “thuốc đắng đả tật” vậy, mục đích là làm cho đối tượng phấn chí hơn vẽ được nét vẽ linh động truyền thần.

2/ Chưa hẳn được tất cả mọi người đồng ý. Ðành rằng sống chúng ta cần phải có tiền và nó cũng chỉphương tiện. Nếu mượn phương tiện đạt cứu cánh là chúng ta đã sai lầm từ trong bản chất. Chứng minh:

Ðức Phật là người rất nghèo vật chất nhưng lại giàu tình thương và tâm lượng bao dung. Trên từ vua quan, dưới tới hạng dân giả đều quy y theo Phật. Như vậy những ai có lắm của nhiều tiền cũng chưa chắc đã thu phục được lòng người như đức Giáo chủ của đạo Phật.

3/ Người nữ ca sĩ có phần tự hào về nghề nghiệp của mình dễ hái ra tiền hơn họa sĩ. Ðiều này cho thấy ở chỗ nàng bất chấp giá cả bức họa. Họa sĩ ra giá bao nhiêu trả bấy nhiêu. Do chỗ khoa trương ấy, nghệ sĩ nhà ta neo giá thật đắc, thật là ngoạn mục, bắt buộc đối khách phải cắn răng chịu trận. Mặc dù biết thế, nhưng cô ta không làm sao rút lui lại được, vì đã lỡ hứa nên phải theo đến cùng.

4/ Một khi đã đam mê một thứ gì rồi con người cũng khó từ bỏ hẳn được. Vì các thói nhiễm đã ăn sâu gốc rễ vào trong tiềm thức. Nhưng lạ thật, phải chăng họa sĩ (Gessen) sau khi đã hoàn tất tâm nguyện, tự rút lui vào núi ẩn tu, không còn nghĩ tới cây cọ, giá vẽ nữa. Ðây có phải chăng như quan niệm “Công thành thân thoái”?.

5/ Ðiều nhận xét ấy e hơi quá đáng chăng? Tiền tự nó không thể gây nên tội lỗi như ta nghĩ. Tại sao lại không biết dùng đồng tiền tạo công đức làm lợi lạc tha nhân, chẳng hạn như:

– Bố  thí kẻ nghèo khó, những nạn nhân thiên tai bão lụt, động đất, nạn nhân chiến tranh, nạn đói hoành hành v.v…

In ấn tống kinh sách cho nhiều người cùng đọc; sang băng giảng  phân phát sâu rộng để nhiều người nghe hầu tu tập sửa tánh.

Những đồng tiền góp phần vào việc làm công đức được gọi là tịnh tài. Tịnh tài có nghĩa là của trong sạch, tức là thanh tịnh. Nếu người làm việc công đức với tâm không thanh tịnh, làm cho đồng tiền bỏ ra bị nhiễm thói cầu danh, tham lam, ích k. Việc làm có hậu ý như thế, chính đồng tiền là gốc của tội lỗi.

Nguồn:tuvienquangduc.com.au