Người Chính Trực Sẽ Có Người Theo, Kẻ Hại Người Là Tự Hại Mình

Nghiễm là một võ tướng dưới triều nhà Hán, là người Thành K, quận Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Lý tướng quân võ nghệ và tài trí đều xuất chúng, cả đời cùng quân Hung Nô giao chiến tất cả hơn 70 lần, lập được vô số chiến công. Quân Hung Nô vì vậy gọi ông là “Hán triều phi Tướng quân” (vị tướng biết bay của nhà Hán), không dám xâm phạm Trung Nguyên nữa.

Từ khi còn rất trẻ, Lý Nghiễm đã cầm quân đánh trận. Ông làm tướng suốt 40 năm với lương bổng tương đương 2.400 thạch. Ông cả đời rất thanh liêm, khi được thưởng luôn chia phần cho thuộc hạ, ăn uống cũng cùng với quân lính, trong nhà không có của cải gì dư giả, chưa bao giờ đề cập đến chuyện gia sản.

Nghiễm không thích nói chuyện tán gẫu, giao thiệp chuyện trò nếu không phải lúc trên mặt đất diễn họa quân trận thì là trong khi tỉ thí cung pháp. Trong quá trình hành quân tác chiến, có khi thiếu lương thực và nước uống, nếu phát hiện có nước, binh sỹ chưa uống thì ông không uống, binh sỹ chưa ăn thì ông không ăn. Bởi ông đối xử luôn khoan dung khôngkhắc, nên quân sĩ luôn sẵn lòng nguyện ý đi theo và dốc sức vì ông.

Quan Thái Sử Công lừng danh Tư Mã Thiên từng dùng một câu nói trong Tả truyện để đánh giá ông: “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, hữu lệnh bất tòng”. Đại ý là: nếu chính mình có hành vi đoan chính, thì không cần hạ lệnh mọi người đều sẽ tuân theo, còn nếu bản thân hành vi không chính, thì dẫu ra lệnh cũng chẳng ai nghe.

Nghiễm cùng với người em họ là Lý Thái, cả hai cùng làm quan trong triều. Lý Thái về nhân phẩm, tài năng danh vọng hay công lao đều thua kém anh, nhưng Lý Thái vẫn làm quan cao hơn. Lý Thái vào thời vua Hiếu Văn Đế lương bổng chỉ 2.000 thạch, đến thời Hiếu Vũ Đế thì nhậm chức Thừa tướng nước Đại, sau được phong làm Nhạc An Hầu, rồi đến năm Nguyên Thú thứ 2 được nhậm chức Thừa Tướng, địa vị thuộc hàng Tam Công. Còn có nhiều thủ hạ vốn là quan quân và binh lính dưới trướng Lý Nghiễm về sau đều được phong hầu, nhưng Lý Nghiễm tuyệt nhiên không được tước vị hay phong ấp gì cả, quan chức cả đời không quá hàng Cửu Khanh.

Có những vị thuật sỹ hoặc những người tu luyện thông qua quan sát thiên tượng biến hóathể dự đoán được cát hung họa phúc của thế gian. Lý Nghiễm biết một người như thế, tên là Vương Sóc, bèn một ngày xin Vương Sóc giải đáp những nghi vấn trong lòng. Ông hỏi: “Thực sự tương lai tôi sẽ không bao giờ được phong hầu sao? Chính là mệnh của tôi đã định như vậy sao?”.

Vương Sóc trả lời: “Tướng quân thử nghĩ lại xem, chẳng lẽ ông chưa từng làm việc gì đáng hối hận ư?”.

Nghiễm nói: “Tôi từng nhậm chức Thái thú Lũng Tây, một lần người Khương làm phản, tôi dẫn dụ họ đầu hàng. Có 800 người đã đầu hàng. Nhưng kêu gọi đầu hàng là thủ đoạn tôi lừa họ, ngay trong hôm ấy đã xử tử tất cả. Từ xưa đến nay đó là sự việc mà tôi hối hận nhất”.

Vương Sóc nói: Không có tội gì lớn bằng tội giết hại kẻ đã đầu hàng, đó chính là nguyên nhân tại sao ông không bao giờ được phong hầu”.

Đáng tiếc Lý Nghiễm tướng quân một đời danh tiếng lẫy lừng, nhưng lại không hiểu được đạo lý “mệnh do Thiên định, không biết rằng phúc lộc đời người đều phải hoán trả bằng Đức của chính mình.

Bởi lỗi lầm lạm sát người vô tội, cho nên tổn hại rất nhiều Đức, lại còn phải gánh chịu một lượng nghiệp lực khổng lồ không biết lúc nào trả xong, thế thì nghĩ gì đến tước vị và phong ấp gì nữa đây?

Chỉ mấy năm sau, trong lúc Lý Nghiễm đi theo Đại tướng quân Vệ Thanh xuất chiến thì bị lạc đường, cuối cùng trễ hẹn. Ông bị hoạch tội, cuối cùng phẫn uất mà tự sát trong nỗi thống khổ đau đớn tột cùng.

Những đứa con trai của ông cũng trước sau lần lượt chết sớm. Cháu nội là Lý Lăng đánh nhau với quân Hung Nô, thua trận đầu hàng, bản thân và cả nhà gồm mẹ, vợ, con gái bị Triều đình tru di tam tộc, cả nhà họ Lý cuối cùng không còn một ai. Chuyện này không thể không nói là do báo ứng của việc Lý Nghiễm năm đó đã giết hại quá nhiều người vô tội.