Người mất rồi thì nhất định phải ‘trả thọ sanh kinh’ không?

Hỏi:   Xin hỏi người mất rồi thì nhất định phải ‘trả thọ sanh kinhkhông?  Chuyện này có thật không?

Ðáp:   Không có chuyện này, đây là tập tục truyền thuyết trong dân gian, trong kinh điển không có nói như vậy.  Ðức Phật rất từ bi biết được thời mạt pháp ma đến để nhiễu loạn, chúng sanh không biết đối phó, nên dạy cho chúng ta ‘Tứ Y Pháp’ (Bốn nguyên tắc để noi theo).  Thứ nhất ‘Y pháp bất y nhân’ (Noi theo pháp chứ không theo người).  Phápkinh điển, kinh không nói như vậy thì chúng ta không tin.  Nhưng kinh điển quá nhiều, chúng ta y theo bộ kinh nào?  Lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế, nếu người ta có thắc mắc thì có thể trực tiếp hỏi đức Phật.  Ngài là thầy thuốc, chúng ta là bịnh nhân, ngài viết toa thuốc cho chúng ta, chúng ta dựa theo toa thuốc mà uống, uống thuốc rồi thì hết bịnh.  Hiện nay Phật không còn, tất cả kinh điển nhiều như vậy đều là toa thuốc của ngài viết ra cho mọi người.  Vì vậy phải biết mình bị bịnh gì, trong nhiều toa thuốc như vậy phải nên chọn thứ nào và bỏ thứ nào.  Nhất định không được lấy hết [tất cả toa thuốc]; uống hết những thứ thuốc này thì nhất định phải chết chứ không còn cách nào khác.

          Phật dạy chúng ta lựa chọn theo một phương châm:

‘Thời Chánh pháp, Giới Luật thành tựu;

Thời Tượng pháp, Thiền Ðịnh thành tựu;

Thời Mạt pháp, Tịnh Ðộ thành tựu..’

Chúng ta hôm nay sanh trong thời Mạt pháp thì nên theo pháp môn Tịnh Ðộ, đây là noi theo nguyên tắc mà đức Phật Thích Ca dạy cho chúng ta.

Tịnh Ðộ có năm kinh và một luận; cũng không cần phải học hết toàn bộ, noi theo một thứ thì được rồi.  Trong sáu quyển này (năm quyển kinh và một quyển luận), quyển nào thích hợp với mình, khi đọc lên liền hoan hỷ, có thể hiểu được, y theo lời dạy mà làm theo.  Ði sâu vào một môn (Nhất môn thâm nhập) thì có thể thành tựu.  Ðừng nên chọn lấy quá nhiều, có câu nói ‘ăn nhiều không tiêu’.  Chúng ta chọn một trong năm kinh một luận của Tịnh Tông, nhất định phải y theo lý luận và phương pháp trong kinhtu học thì mới có thể thành công.