Nhật Liên Chính Tôn và Nhất Quán Đạo có phải là Phật giáo không ?

Sau khi đại chiến thế giới thứ hai chấm dứt, ở Nhật nổi lên tôn phái Nhật liên, thuộc phái chùa Đại Thạch ở núi Phú Sỹ, cũng gọi là Sáng giá học hội. Chính đảng mà họ thành lập gọi là đảng Công Minh. Tôn pháp này tôn xưng là Nhật Liên làm giáo tổ (1222-1282), phủ định địa vị của Đức Phật Thích Ca, nói Đức Thích Ca là hóa Phật, Nhật Liên là Phật gốc, Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn, là Phật quá khứ, Nhật Liên là Phật bản lai, nay đang giáo hóa thế gian và mãi mãi giáo hóa thế gian. Chính tôn Nhật Liên hiện nay suy tôn ông Trí Điền đại tác hiện còn sống làm giáo chủ, làm Phật vĩnh hằng. Tuy họ lấy việc niệm tên KinhNam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” làm pháp môn chuyên tu, nhưng trong 28 tác phẩm của Kinh Pháp Hoa họ chỉ dùng 2 phẩm, tức phẩm “Phương tiện” và phẩm 16 “Như Lai thọ lượng”, đồng thời bác bỏ mọi Kinh Luật Phật giáo, mọi tôn pháp Phật giáo khác. Vì vậy có học giả Nhật Bản cho rằng : Sự cuồng nhiệt tôn giáo và hành động bài xích của Nhật Liên Chánh Tôn cũng không khác gì phương thức tín ngưỡng của Cơ đốc giáo, cho nên nó là một loại thần Đại giáo, thay vì Phật giáo. Đó là một loại thần đạo giáo được “Nhật Bản dân tộc hóa”. Khi Nhật Liên Tông dần dần trở về với Phật giáo chính thống thì xuất hiện “Nhật Liên Chánh Tông”. Đó thực ra là một loại ngoại đạo bám vào Phật giáo, chứ không phải là Phật giáo chính thống bắt nguồn từ Ấn Độ.

Từ nhà Minh trở đi, ở Trung Quốc thịnh hành thuyết hòa đồng ba giáo Nho-Phật-Lão. Rồi sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, thừa kế ảnh hưởng còn lại của các hội bí mật của Bạch Liên giáo, lại sinh ra thuyết hòa đồng các tôn giáo Phật-Nho-Lão-Gia-Tô-Hồi.

Thuyết này rút tỉa ý nghĩa của năm giáo, chắt lọc và dung hợp lập ra “Nhật quán đạo”. Tuy chủ thuyết của Nhất quán đạo là quán xuyến 5 giáo, nhưng chủ yếu lấy tín ngưỡng Di-Lặc, truyền thuyết Tế-công, các Kinh “Kim Cương”, “Tâm Kinh”, “Duy Ma Cật”, “Pháp Bảo Đàn” của Lục Tổ làm lý luận để “treo đầu dê bán thịt chó”. Họ nói nào là Phật Thích Ca đã thoái vị, hiện nay Lão Mẫu Vô Sanh đã phái Di Lặc xuống nắm giềng mối của đạo, lại nói Thiền Tông sau Huệ Năng đã suy tàn, và chức trách duy trì đạo đã thuộc về người thế tục. Do đó mà phái “Nhật quán đạo” cực lực bài xích Tăng ni Phật giáo xuất gia.

Đối với những người chưa vào đạo của họ, thì họ tự xưngPhật giáo, gọi tế đàn thờ Trời của họ là Phật đường. Nhưng sau khi đã vào rồi thì mới được họ cho biết đây là đạo Trời và tín đồ gọi nhau bằng Đạo thân.

Tư tưởng, quan điểm của họ cũng như nghi thức nhập đạo của họ đều khác với Phật giáo. Họ dùng kinh Phật, nhưng không nói Phật pháp. Họ dựa vào những điều nghe được từ linh môi, từ “loan đàn” để giải thích kinh Phật. Các bậc Thánh hiềna nay trong đạo Phật đều chủ trương lấy Phật pháp để giải thích Phật pháp theo đúng câu “Y kinh giải thích kinh PhậtPhật nói; lìa kinh một chữ là Ma nói”. Như vậy, đủ biết “Nhất quán đạotuy nói quán thông 5 giáo, thực ra là hủy báng Phật giáo, âm mưu muốn thay thế Phật giáo.

Họ không có lịch sử, không có giáo chủ, khônggiáo nghĩa, họ bóp méo lịch sử Phật giáo, muốn thay thế giáo chủ Thích Ca của Phật giáo, gây lộn xộn trong giáo nghĩa, lại rêu rao tự xưng là đạo Trời, sùng bái toàn những nhân vật hư cấu, như Lão Mẫu Vô Sanh, thượng đế Minh Minh, tin vào những lời do ông đồng, bà cốt nói ra, rồi lại còn lợi dụng Phật đường, tượng Phật, danh hiệu Phật, kinh Phật để lừa dối người. Phật giáo lấy Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng làm trung tâm tín ngưỡng là công khai và hợp lý tính. Nhất quán đạo cũng dùng danh từ Tam Bảo, nhưng lại dùng các nghi thức như Điểm huyền quang (điểm vào một chấm giữa hai mắt) câu chú 5 chữ (Vô Thái Phật Di Lặc), đó chính là thần bí, cảm tính, không phải là Phật giáo.

Nói chung lại, Nhật Liên Chánh Tôn của Nhật Bản, Nhất quán đạo của Trung Quốc, không phải là Phật giáo chính thống và vĩnh viễn không thể hòa nhập vào Phật giáo vì tính chất, thứ bậc tu hành, và nhất là mục đích của chúng đều khác với Phật giáo