Phật Giáo Bắc Tông Sử Dụng Những Loại Pháp Khí Nào Trong Các Buổi Lễ Cúng?

Trong các chùa Phật giáo Bắc tông, để thực hiện nghi lễ một cách trang nghiêm, hài hòa, cùng với lời kinh đọc tụng, trang phục cúng lễ, còn có các pháp khí. Pháp khí rất đa dạng. Đa số pháp khí thuộc bộ gõ. Thông dụng nhất là mõ, khánh, chuông, đẩu, trống… Mỗi loại cũng có nhiều hình dạng khác nhau, nhiều kích cỡ khác nhau, chức năng khác nhau, dùng cho ngày thường hay đại lễ.

pháp khí gần gũi nhất với tu sĩ. Mõ dùng để tập trung tư tưởng, gõ đều đặn theo từng chữ đọc tụng, dùng điểm các câu tụng, tán của tu sĩ. Mõ thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, gỗ mít, gốc tre, gỗ mù u, sừng trâu

Khánh bằng đồng, có hai loại: cầm tay hoặc có giá treo. Loại cầm tay có cán dài 28 cm, đầu có dạng một chuông nhỏ. Khánh dùng giữ trật tự khi làm lễ, điểu khiển tăng chúng, khi xá lạy hoặc lúc tụng kinh bốn thời trong ngày. Khánh có giá treo được sử dụng khi có đại lễ, dùng thỉnh sư, được cầm đi trước dẫn lễ, để tăng thêm phần trang nghiêm. Đầu tiên người ta đánh ba tiếng, sau đó đánh rời từng tiếng một.

Chuông gồm nhiều loại, chuông lớn gọi là đại hồng chung, dùng trong ngày đại lễ hoặc gióng hai lần trong ngày. Chuông nhỏ đặt trên bàn thờ tại chính điện gọi là chuông gia trì, dùng đánh khi dứt câu niệm hoặc kết thúc hay mở đầu buổi lễ.

Chung bản dùng tập họp chúng trong chùa.

Đẩu, còn được gọi là cái tang, được dùng thông dụng hàng ngày, bên cạnh chuông và mõ. Đẩu là vật cúng cầm tay, hình tròn, đường kính 10 cm. Khi đánh xỏ dây nhỏ vào ngón cái tay trái để không rớt. Dùng thanh tre cầm tay mặt gõ vào. Đẩu dùng đánh khi khai kinh, cúng ngọ, hoặc sử dụng trong đại lễ. Trong dàn nhạc, đẩu dùng đánh chung với chập chã, bạt, đồng la, trống… Ở Nam Bộ, đẩu do hai người đánh, gọi là cặp vĩ, cầm tay. Ở miến Trung, đẩu chỉ có một cái, do một người sử dụng, đặt trên đế.

Trống có nhiều loại từ nhỏ đến lớn. Trống con dùng cầm tay, trống dạo, trống bát nhãkích thước lớn hơn nên được đặt trên giá. Trống thường bằng gỗ nguyên thân cây hoặc ghép từng miếng, hai đầu bọc da trâu, bò. Trước kia, khi có đại lễ hoặc chức sắc cao cấp đến chùa thường gióng trống Bát nhã.