Phúc Họa Do Tâm

Lời dẫn: Tục Ngữ có câu: “Rượu không say người, người tự say”, “Sắc không mê hoặc người, người mê sắc”. Tham sắc đẹp, nghiện rượu làm cho người ta điên đảo. Người không nghiện rượu có khả năng tự làm chủ mình, rượu không làm say người, người tự say rượu; người thấy sắc đẹp liền tham đắm, vì trong tâm háo sắc. Người không háo sắc thì sắc làm sao mê hoặc người được? Con người chẳng phải Thánh hiền, ai mà khôngtâm háo sắc? Chánh-tà đều do tâm tạo. “Người biết núi có cọp mà vẫn bước xông vào”. Chúng ta biết rượu, sắc đẹp mê hoặc người mà vẫn để nó lôi kéo; như thế, còn gì để nói? 

Xưa kia có một người bán dưa. Hàng ngày, hắn gánh rất nặng đi rao bán khắp hang cùng ngõ hẻm. Một hôm, hắn gánh bán đến thôn nọ, gặp những kẻ rảnh rỗi thấy hắn liền hỏi:

– Này anh bán dưa! Dưa anh bán có ngọt không?

Người bán dưa đáp:

– Dạ, dưa tôi bán rất ngọt.

– Có trái nào hư thối không?

– Nhất định không có.

– Anh nói có thật không? Con người có người tốt, người xấu. Vì sao dưa không có trái thối?

– Trong nghìn vạn người mới chọn được vài người là Thánh hiền, dưa của tôi cũng chọn lựa như vậy; cho nên, tuyệt đối đều là trái ngon ngọt.

– Thật không? Nhất định không có trái nào hư phải không?

– Đúng vậy!

– Nếu đúng như lời anh nói thì đúng là một kẻ ngu xuẩn.

– Vì sao?

– Bởi vì nghìn vạn trái dưa chỉ chọn được một vài trái ngọt; như thế, những trái hư thối ai mua cho hết?

– Trái dưa nào chưa chín để đợi cho nó chín, trái nào hư thì bỏ. Con người không chịu học theo Thánh hiền thì không phải là người.

– Vậy chúng tôi thế nào?

– Các anh đều học Thánh hiền, nhưng không ai dám bảo đảm mình làm đúng.

Gã bán dưa gánh đi, vừa đi hắn vừa suy nghĩ: “Con người chưa phải Thánh hiền, ai mà không có lỗi lầm? Có người làm việc chăm chỉ. Có người lười biếng lao động. Có người làm việc rất có trách nhiệm. Có người làm qua loa, sơ sài. Làm người có ưu điểm, có khuyết điểm, có thô, có tế, giống như bàn tay có ngón dài, ngón ngắn. Thế gian có người tốt, có người xấu, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Bạn cho người kia xấu, nhưng người khác nói là người tốt thì sao? Bạn cho người đó tốt, nhưng người khác bảo là người ấy xấu, không thể theo cách nhìn của mình mà đánh giá tất cả mọi người”.

Hắn vừa gánh dưa đi, vừa miên man suy nghĩ. Bỗng nhiên, hắn chợt thấy bên đường có con chuột vàng chiếu sáng lấp lánh. Hắn cúi xuống nhặt lên, cẩn thận bỏ vào trong bọc. Khi hắn nhặt được con chuột vàng thì vui mừng khôn xiết. Hắn nghĩ: “Từ nay, ta không cần gánh dưa đi bán nữa, có được số tiền vốn lớn như thế, ta tha hồ kinh doanh mua bán, như mở quày hàng bán lúa gạo, hay mở cửa hàng tạp hóa, tự mình làm chủ, rồi thuê người làm những việc lặt vặt thay ta, cuộc sống sung sướng thoải mái biết bao”.

Hắn cứ suy nghĩ mãi, càng nghĩ tâm hồn càng bay bổng lâng lâng. Bất ngờ khi đến bên bờ sông, hắn cởi y phục muốn lội qua sông, nên cẩn thận đặt con chuột vàng trên bờ thì việc kỳ lạ xuất hiện, con chuột vàng bỗng biến thành con rắn. Hắn vô cùng kinh ngạc, suy nghĩ: “Con chuột vàng bỗng biến thành rắn độc, cho dù rắn độc ta cũng không bỏ, ta thà chịu nó cắn chết, vẫn phải mang nó về nhà”. Khi hắn nghĩ như thế, con rắn lại biến thành con chuột vàng.

Bài học đạo lý

Việc này, có hai ý nghĩa:

Một: Do tham nên mới vừa được con chuột vàng, vì sao biến thành rắn độc? Chúng tôi e rằng là có ảo giác nhất thời, mong muốn có thể biến thành con chuột vàng; vì bỏ chuột vàng không được nên phải mang nó về nhà.

Hai: Nhờ lòng nhân hậu sợ rắn cắn chết người khác; thà hi sinh thân mình, chứ không muốn người khác bị thương nên đem nó về. Rốt cuộc, chính là tâm lý để bạn đọc tự đoán nhé!

Thế gian có rất nhiều ngoại đạo thấy chân lý Phật pháp nhiều như thế, lại chịu không nổi giới luật Phật giáo trói buộc, đành phải chọn lấy những điều cần thiết, làm thành bề ngoài của mình; hoặc giả tu đạo, mong muốn được thí chủ cúng dường. Hoặc tự xưng Phật này tái thế, Bồ-tát kia tái sinh v.v…Họ mượn danh tiếng của Phật giáo mà lừa gạt thí chủ cúng dường; việc này ở đâu cũng có. Đây là hiện tượng thời mạt pháp; hay là nghiệp chướng của chúng sinh, thật tâm tu hành, hay giả dối lừa gạt, tất cả đều do tâm.