Thần đạo có phải là Phật giáo không?

Không ! Không phải ! Thế nhưng rất nhiều người không biết phân biệt Phật với Thần, cho rằng tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng Phật giáo là một, cho nên dễ xen lẫn hiện tượng tín ngưỡng dân gian vào tín ngưỡng Phật giáo, khiến cho Phật giáo dần dần biến thành một chi nhánh phụ của tín ngưỡng Thần đạo dân gian.

Nếu xét ý tứ căn bản của Thần đạo lập thành tôn giáo (thần đạo thiết giáo) thì có hai loại :

Một là dựa vào lời Kinh dịch : “Nhà Vua thuận theo lý tự nhiên mà giáo hóa nhân dân, xét Thần đạo của Trời mà bốn thời không bị mê hoặc, bậc Thánh dựa vào Thần đạo mà lập giáo nên được thiên hạ phục”. Mạnh Tử nói : “Trời thấy ta, tức là dân thấy. Trời nghe ta, tức là dân nghe”. Nhà Vua được gọi là con Trời, thuận theo mạng Trời mà trị nước. Ý tứ của Thần đạo là ở đấy.

Hai là lợi dụng qu thần để thống trị và giáo dục nhân dân, đó là điều được nói trong Hán Thư : “Hãy gấp lập ra miếu Thần để mình phụng thờ, đó gọi là “Thần đạo thiết giáo” để nhờ Thần giữ hộ vậy”. Loại Thần đạo thứ nhất là sự vận hành của quy luật tự nhiên. Loại Thần đạo thứ hai là tín ngưỡng qu thần, dựa vào sự khải thichỉ đạo của qu thần. Loại thứ nhất có lý tính. Loại thứ hai là mê tín mù quáng.

Tôn giáoTrung Quốca nay vẫn có sự pha tạp của mê tín và lý tính. Vì vậy mà không xuất hiện tín ngưỡng nhất thần giáo như đạo Cơ-đốc, cũng không xuất hiện loại tôn giáo “Lý tính” được tiếp thu toàn bộ như Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến. Tuy Khổng Tử nói : “Không bàn chuyện ma quái, qu thần” nhưng từ quan đại thần cho đến vua 7chúa, trong dân gian ít nhiều đều tiếp thu tín ngưỡng qu thần. “Thần đạo thiết giáo” trong sách này là nói những hiện tượng nghênh qu, giáng thần, bà cốt, ông đồng, hình thành cái gọi là “tín ngưỡng dân gian”. Tin qu thần, không nhất định chỉ có người bình thường mà thôi.

Thần đạo lập thành tôn giáo, thường được xem như là nguyên nhân dẫn tới lập các dâm từ, bởi vì nó có thể phổ biến tràn lan và mê hoặc nhân tâm. Hiện tượng kỳ quái xảy ra, đôi khi có sự can thiệp thật sự của qu thần, nhưng cũng có thể là do bọn ông đồng bà cốt bày đặt ra. Dù cho có qu thần thật sự can thiệp đi nữa, thì qu thần cũng có nhiều loại, phúc đức, trí tuệ, và trình độ khác nhau, thiện ác khác nhau, cho nên “tiếng nói” của qu thần thông qua linh môi ông đồng, bà cốt cũng khác nhau, không thể dựa vào đó làm chuẩn mực cho đạo đức xã hội hay trí thức lý luận được. Còn nếu do ông đồng, bà cốt bày đặt ra, tình hình lại càng nghiêm trọng hơn. Chúng có thể đổi trắng thay đen. Do đó mà người có trí thường giữ thái độ “kính qu thần nhưng ở xa qu thần”. Qu thần cũng như kẻ tiểu nhân, mắc tội với qu thần hay là thân cận với qu thần đều không được. Qu thần lúc vui, lúc giận, thiện ác không lường, tà chính không rõ, người tin cũng thấy được vài linh nghiệm, nhưng không thể tin tưởng tuyệt đối. Nếu dựa vào sự bày đặt sắp xếp của ông đồng, bà cốt, linh môi, đạo sĩ thì càng đáng sợ. Trong lịch sử xảy ra các chuyện yêu tà làm loạn, mê hoặc quần chúng, đều là do thần đạo thiết giáo mà ra cả.