Thánh ngôn lượng” mà Phật nói có chịu được khảo nghiệm không ?

Căn cứ lý luận của Phật pháp là dùng ba tiêu chuẩn để thuyết phục người khác. Một là hiện tượng tức là dùng sự thực để chứng minh. Hai là t lượng, tức là vận dụng lô-gic để chứng minh. Ba là thánh ngôn lượng, tức là lời Phật được ghi lại trong kinh. Hai tiêu chuẩn một và hai không thành vấn đề bàn cãi,. vì dễ chấp nhận. Tiêu chuẩn thứ ba – tức thánh ngôn lượng – hiện nay đang được tranh luận. Vì rằng các nhà Phật học hiện đại vận dụng phương pháp luận, lịch sử, khảo cổ học, ngôn ngữ học và quan điểm tiến hóa luận để nghiên cứu kinh sách Phật giáo. Họ phát hiện thấy Phật Thích Ca khi còn tại thế không để lại một bút tích nào, một kinh Phật “thành văn” nào. Những kinh Phật được truyền tụng sớm nhất cũng không phải kinh sách “thành văn” mà chỉ là lời nói truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Do địa bàn truyền giáo mở rộng, thời gian càng lâu, nội dung kinh sách càng phong phú, nên có những quan điểm giải thích kinh điển tỏ ra mâu thuẫn nhau. Đó là nguyên nhân khiến cho trong Phật giáo sinh ra nhiều bộ phái, về sau dần dần xuất hiện các kinh điển Đại thừa. Nhưng dù cho Đại thừa hay Tiểu thừa, các kinh điển đều được lưu truyền trong các bậc đại tu hành, và bất cứ bộ phái Phật giáo nào cùng cho rằng kinh sách của họ lưu truyền là đúng lời Phật dạy. Do đó hình thành cái gọi là tư tưởng bộ chấp, tức là sự chấp thủ của bộ phái. Mọi bộ phái đều cho rằng nội dung giáo lý mà họ tin tưởng chấp nhận là thành ngôn lượng.

Hiện nay các học giả có thể đem kinh điển các bộ khác, các hệ khác, thuộc các thời đại khác nhau ra mà đối chiếu so sánh phân tích. Kết luận của họ là : Trong các kinh điển thuộc các bộ phái có những điểm gần giống nhau, có những điểm mâu thuẫn nhau, trước và sau có chỗ tăng, có chỗ giảm. Nhưng nếu đối chiếu với tất cả kinh điển Phật giáophủ định tất cả hoặc có thái độ hoài nghi thì không có cách nào để đem lại lợi ích lớn cho loài người được. Và như vậy là không hiểu công hiệu, phương tiện hóa độ của Phật giáo. Thực ra vấn đề không phải bây giờ mới đặt ra. Ở Ấn Độ, phê phán giáo lý, gọi tắt là phán giáo. Tỉ dụ, kinhPháp Hoa” xếp các kinh Phật thành hai loại là Tiểu thừaĐại thừa. Kinh Lăng Nghiêm phân ra hai pháp môn “đốn và tiệm”. Kinh Hoa Nghiêm định khái niệm ba chiếu : Mặt trời mới mọc, Mặt trời giữa trưa, và Mặt trời sắp lặn. Còn kinh Niết Bàn dùng tỉ dụ năm dạng của sữa là : Sữa nước, cao sữa (lạc), sanh tố, thục tố, và flôrút (đề hồ), sanh tố và váng sữa. Thục tố cũng là váng sữa nhưng nấu chín. Sau khi Phật giáo vào Trung Quốc thì có thuyết Nhất âm giáo của Cưu Ma La Thập, thuyết 4 loại pháp luân của Đạo sanh, học trò của La Thập. Bốn pháp luân đó là : Thiện tịnh, Phương tiện, Chân thực, và Vô dư. Sau đó các tông Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Duy Thức v.v… cũng đều dựa vào kinh Phật để có thuyết pháp giáo của mình.

Đối tượng giảng pháp của Phật có nhiều trình độ và căn tính khác nhau, cho nên họ tiếp thu giáo nghĩa và phương pháp tu hành cũng khác nhau. Tuy nhiên, thời của người xưa đã qua lâu rồi. Sự phán giáo của cổ nhân cũng dần dần không phù hợp với nhu cầu quan điểm của người hiện đại nữa. Theo quan điểm hiện đại thì lời Phật dạy (thánh ngôn lượng) có quan hệ mật thiết đến giáo nghĩa căn bản của Phật pháp tức là ba pháp ấn và bốn y cứ.

Ba pháp ấn tức là : Các hành vô thường, Các pháp vô ngã, Niết bàn vắng lặng.

Đứng trên lý nhân duyên mà xét, thì mọi sự vật và hiện tượng (tức là nội pháp) đều là không rỗng, vô ngã. Nếu đứng trên lý nhân quả mà xét thì các pháp đều là vô thường, khổ. Vô thường, khổpháp thế gian. Vô ngã, vắng lặng là pháp giải thoát, xuất thế.

Bốn y cứ là : Y pháp, bất y nhân (dựa vào pháp, không dựa vào người), Y nghĩa bất y ngữ (dựa vào nghĩa không dựa vào lời), Y liễu bất y bất liễu nghĩa (dựa vào nghĩa rốt ráo không dựa vào nghĩa không rốt ráo), Y trí bất y thức.

Cần dựa vào ba nguyên tắc pháp ấn để xem lại mọi kinh sách Phật giáo, thì mới có được Phật giáo thuần túy là thế nào…

Dùng bốn y cứ để lượng định mọi kinh điển Phật giáo cũng dễ dàng phát hiện đâu là Phật pháp, có thể tin cậy và nương tựa. Dựa vào tiêu chuẩn đó thì có thể phân biệt được đâu là giáo nghĩa căn bản của Phật pháp, và đâu là giáo nghĩa phương tiện, do nhu cầu thế tục mà nói ra