Tổ sư thiền kèm trì chú?

Hỏi:
 Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật có giảng thời mạt pháp, các chúng sanh tham thiền mà mong tránh được ma cảnh, điều đó là không thể có. Đức Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm, vậy tham Tổ sư thiền kèm theo trì chú Lăng Nghiêm thì như thế nào?

Đáp:
 Kinh Lăng Nghiêm không phải dạy tham Tổ sư thiền, kinh Lăng Nghiêm là dạy thiền của Giáo môn, 3 thứ thiền quán: Sa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na. Thiền quán đó đối với người thượng căn thì không cần đoạn sau, tức là không cần theo 3 tiệm thứ; đó là đối với trung hạ căn
 Trì chú là nói về Mật  tông chứ không phải của hiển giáo, không phải là tu thiền của Giáo môn; tức là trì chú là thiền của Mật tông có khác. Vì kinh Lăng Nghiêm gọi là viên đốn (bao gồm tất cả), cho nên có pháp môn trì chú ở trong đó, có pháp môn niệm Phật ở trong đó (của Đại Thế Chí). Đủ thứ pháp môn đều có trong kinh Lăng Nghiêm.

 Phàm phu thiền, Ngoại đạo thiền; tất cả thiền đều có trong kinh Lăng Nghiêm, đừng đem thiền này lộn với thiền kia. Nửa quyển trên kinh Lăng Nghiêm là tiếp người thượng căn, nửa quyển sau là tiếp người trung hạ căn. Trung hạ cănPhật có bày ra 3 tiệm thứ (tiệm là dần dần, thứ là thứ lớp). Vừa rồi tôi nói “vi kỳ hiện nghiệp” cũng trong ba thứ đó, tức là lớp thứ ba phải trái với hiện nghiệp, chứ không phải trì chú.

 Tôi hoằng Tổ sư thiền thì nói Tổ sư thiền, có hỏi thiền Tiểu thừa thì giải thích thiền Tiểu thừa, hỏi thiền Trung thừa thì giải thích thiền Trung thừa, hỏi thiền Đại thừa thì giải thích thiền Đại thừa. Đừng hỏi lộn xộn, vì Phật chia làm nhiều thứ thiềnmuốn thích ứng căn cơ trình độ của người đó. 
 Căn cơ trình độ mà Phật có chia làm 5 thứ chủng tánh, ở trong kinh Lăng Già nói rõ: Thanh văn chủng tánh thích hợp tu thừa Thanh văn, Duyên giác chủng tánh thích hợp thừa Duyên giác, Bồ tát chủng tánh thích hợp thừa Bồ tát (Đại thừa), ngoại đạo chủng tánh chấp ngã nên thành Ngoại đạo tu giải thoát không được, Bất định chủng tánhkhông nhất định, gặp thầy Thanh văn thì họ tu Thanh văn, gặp thầy Duyên giác thì họ tu Duyên giác, gặp thầy Bồ tát thì họ tu Bồ tát. 

Pháp môn Mật tông vốn là ngoại đạo, sau Phật nhập diệt 500 năm, ngài Long Thọ là tổ 14 của Thiền tông khuyên những người tu Mật tông ngoại đạo trở về chánh pháp. Sau này trong Phật pháp mới có giáo phái Mật tông, nhưng Mật tông ở Tây Tạng và Nhật Bản có rất nhiều giáo phái; có người mặc áo đỏ, áo vàng… như Phật Sống có hai phái (phái Đạt Lai Đạt Ma và phái Ban Thiền). 

Bây giờ, phái Ban Thiền cũng còn ở Trung Quốc, chính phủ còn có liên hệ; phái Đạt Lai Đạt Ma ở nước ngoài nghịch với Trung Quốc, phái này nói là Phật sống chuyển thế. Phái Ban Thiền và phái Đạt Lai Đạt Ma có khi cũng xung đột với nhau.