Đốn Tiệm

● 頓漸. Trong Hán ngữ, chữ “đốn” có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là tức thì; chữ “tiệm” nghĩa là dần dần. Riêng trong Phật học, hai chữ này là hai thuật ngữ quan trọng, rất thường xuất hiện trong các kinh luận Phát triển (đại thừa), dùng để chỉ cho hai loại căn tánh đối nghịch nhau của hai hạng người. “Đốn” là loại căn tánh thông minh, mẫn tuệ; hạng người có loại căn tánh đó, gọi là “đốn căn, đốn cơ, hay lợi căn, thượng căn”. Trái lại, “tiệm” là loại căn tánh trì trệ, kém sáng suốt; hạng người có căn tánh này, gọi là “tiệm căn, tiệm cơ, hay độn căn, hạ căn”. Vì có hai hạng người với hai loại căn tánh khác nhau như vậy, đức Phật đã phải nói hai loại giáo pháp khác nhau, để cho hạng người nào cũng được cứu độ. Giáo pháp dành cho hạng đốn căn, gọi là “đốn giáo”; dành cho hạng tiệm căn, gọi là “tiệm giáo”. Hạng người đốn căn thì đoạn trừ phiền não nhanh chóng, gọi là “đốn đoạn”; hạng tiệm căn thì đoạn trừ phiền não từ từ, gọi là “tiệm đoạn”. Hạng đốn căn, nghe pháp thì giác ngộ lập tức, gọi là “đốn ngộ”; hạng tiệm căn thì phải tu tập dần dà theo thứ lớp, trải một thời gian dài mới giác ngộ, gọi là “tiệm ngộ”

This entry was posted in . Bookmark the permalink.