Từ Mẫu

● Theo Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên, Từ Mẫu là người xứ Mạnh Dương, thời Châu Ngụy, là vợ sau của Mang Liễu, sanh được ba người con. Năm người con của đời vợ trước đều không ưa bà. Bà đối xử thật tốt với con chồng, chúng càng thêm căm ghét. Bà dạy con mình chẳng được so bì với con bà vợ trước, thứ gì cũng dành phần hơn cho con chồng. Chẳng lâu sau, đứa con thứ hai của người vợ trước phạm tội, bị xử tội chết. Từ Mẫu hết sức thương xót, sáng tối chạy vạy tìm cách cứu giúp. Có người bảo: “Nó đã không thương bà quá đáng như thế! Sao còn phải nhọc nhằn lo toan như thế?” Bà đáp: “Dẫu con không thương mình, tôi vẫn phải cứu nó. Nếu không như thế, con người vợ trước có khác gì không có mẹ. Vì sợ nó cô đơn nên cha nó phải lấy vợ kế. Kế mẫu làm vợ người ta mà chẳng thương con vợ trước thì có gọi là Từ Mẫu được chăng? Thương con mình, bỏ mặc con chồng, có đáng gọi là Nghĩa hay chăng? Bất từ, bất nghĩa, có đáng sống trên đời nữa chăng? Dẫu nó không thương tôi, tôi quên được nghĩa hay sao?” Có người thuật chuyện với vua Ngụy, vua cảm động bèn hạ lệnh ân xá. Từ đấy năm đứa con chồng đều thương bà như mẹ ruột. Bà dạy dỗ tám đứa con đều thành tài, về sau đều thành đại phu Khanh sĩ nước Ngụy.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.