Tuổi Tác Và Đạo Đức

Ngày xưa, có một thí chủ nọ muốn tổ chức lễ cúng dường trai tăng để cầu phước. Ông ta đi với một người bạn đến chùa để thỉnh quý thầy, và thưa với sư trụ trì:

– Bạch thầy! Con chỉ muốn thỉnh chư vị trưởng lão lớn tuổi, còn các vị Tăng trẻ thì xin miễn.

Lời của vị thí chủ kia khiến các chú Sa di thắc mắc:

– Sao lại không mời chúng ta nhỉ?

Người bạn đi cùng vị thí chủ giải thích:

– Có lẽ vì ông ấy nghĩ chỉ có các vị lão tăng, tóc bạc da mồi, mới tích đủ công đức.

Lúc đó, một vị La hán nghe được, lắc đầu nói:

– Vị thí chủ này quả thật mê muội, chỉ chuộng cái bề ngoài già cỗi mà không yêu cái đức, cái tài của người tu. Chẳng lẽ ông ta không hiểu dù cho già đến đầu bạc răng long mà thiếu trí tuệ, thiếu giới hạnh thì cũng vô dụng ư? Không phải già mới là trưởng lão đại đức. Cái quý là sự tu tập, diệt ác, đủ trí tuệ, để giữ mình trong sạch không sa ngã. Thôi được rồi, để mai chúng ta sẽ đến đó giúp ông ta thay đổi cách nhìn.

Nghĩ vậy, qua ngày hôm sau các vị La hán đều biến thành những lão tăng lụ khụ đi đến nhà vị đàn việt kia. Vừa nhìn thấy các lão tăng, chủ nhà niềm nở ra đón, đốt hương đèn, rải hoa thơm một cách trịnh trọng nhưng khi các lão tăng vừa an tọa, thì họ đều biến thành các Sa di trẻ.

Chủ nhà thấy vậy ngạc nhiên hỏi:

– Có phải quý ngài đã uống được nước cam lồ nào chăng mà mới già đó đã biến thành trẻ rồi?

Các vị Sa di liền giải thích:

Không phải, chúng tôi chỉSa di, vì thấy thí chủ chỉ ái kính lão tăng, có ý kỳ thị phân biệt tuổi tác, e rằng sự suy nghĩ đó có thể phá hoại thiện căn của ông nên mới biến dạng ra người già, để giúp ông ăn năn, tỉnh ngộ thôi.

Các Sa di lại tiếp:

– Thật ra thì người học đạo không nên phân biệt chỉ nhìn bề ngoài, mà phải xem xét trí tuệ và công đức người tu hành. Một người tu hành tuy tuổi nhỏ mà đoạn trừ được những phiền não thì đã là người đắc đạo rồi, còn nếu tuổi cao tóc bạc mà vẫn chưa đoạn trừ hết tham sân si thì vẫn là kẻ ấu trĩ.

(Trích Đại Trang Nghiêm Kinh Luận, quyển 1)

—o0o—

BÀI HỌC ĐẠO LÝ

Đức Phật dạy: “Một người trở nên cao thượng, có đạo đức, được tôn quý, chưa hẳn vì người đó xuất thân trong một gia đình cao quý, có địa vị quyền lực; lại càng không phải vì người đó có nhiều bằng cấp, học vị; lại càng không phải vì người đó có dung mạo đẹp đẽ. Bởi vì, một người dù hội đủ ba tiêu chuẩn trên, nhưng đời sống của người đó không giới hạnh, tham nhũng, tà dâm, lừa dối, không có trí tuệ, si mê, làm ác… thì làm sao được xem là có đạo đức, đáng được cung kính? Ngược lại, một người dù không có những tiêu chuẩn trên, nhưng lạitrí tuệgiới hạnh, thì người đó xứng đáng được gọi là Sa môn, được tôn kính, cúng dường” (Kinh Trường A Hàm, Kinh Chủng Đức).

Tiêu chuẩn đạo đức của một người, theo Phật giáo, được đánh giá qua trí tuệ giải thoátgiới hạnh thanh tịnh. Giới hạnh là những nguyên tắc sống đem lại sự an lạc giải thoát, mang đến hạnh phúc cho mình và cho người. Trí tuệ chính là sự thấy rõ sự thật duyên khởi, bản chất của cuộc đời hư giả. Với trí tuệ liễu tri về cuộc đời như vậy, con người rời bỏ, chế ngự tham, sân, si và ái dục. Trí tuệgiới luật là nhân quả của nhau. Không có việc một người có trí tuệkhông giữ giới. Ngược lại, người nghiêm trì giới luật thanh tịnh chắc chắn sẽ có trí tuệ. Giới hạnhtrí tuệ là điều tối thắng ở trên đời.

Với hai tiêu chuẩn đạo đức đó, không kể là người trong đạo hay ngoài đời, giàu hay nghèo, có học hay thất học, già hay trẻ… hễ ai tu tậpthành tựu được trí tuệgiới hạnh giải thoát thì người đó xứng đáng được tôn kính cúng dường.

Theo: Giác Ngộ 351