Xin hỏi thế nào gọi là ‘Hoàn thọ sanh trái’? (trả nợ thọ sanh)

Hỏi:   Xin hỏi thế nào gọi là ‘Hoàn thọ sanh trái’? (trả nợ thọ sanh).  Có nhiều thầy [sư] chuyên môn nhờ vào việc này để làm Phật sự, nói ‘thiếu nợ âm’ phải tụng kinh Kim Cang, và còn nói có thể chuyển định nghiệp.  Con đã nhiều lần khuyên vị pháp sư này nhưng vị này vẫn không chịu, con nên làm thế nào?

Ðáp:   Ðiều bạn nói gọi là ‘nợ thọ sanh’, đại kháithiếu nợ của qu, thiếu nợ người qua đời.  Trả nợ là chuyện tốt, nợ nần trước sau gì cũng phải trả, nhưng phải biết đừng nên thiếu nợ nữa, phải biết đạo lý này.

          Các bạn đồng tu học Phật đều hiểu được cho dù đời này chúng ta không thiếu nợ chúng sanh, nhưng trong những đời quá khứ cơ hội tiếp xúc với Phật pháp rất ít, cơ hội không biết đến Phật pháp thì lại rất nhiều, làm sao có đạo lý không tạo nghiệp được?  Trong vô lượng kiếp qua đã kết oán thù với tất cả chúng sanh, nợ nần xích mích không biết là bao nhiêu mà tính.  Cho nên đường bồ đề có đầy chông gai, đâu cũng là nhân duyên gây chướng ngại cho đạo nghiệp, nhân này là từ những nghiệp không thiện đã tạo trong đời trước.

          Ðức Phật dạy chúng ta đem tất cả công đức của mình có được khi tu hành, tụng kinh, lạy Phật đều hồi hướng cho họ, những việc thiện gì bạn làm đều cho họ hết, đây là để trả nợ.  Nhưng bài kệ hồi hướng phải từ nội tâm chân thành phát ra lời sám hối thì việc hồi hướng mới có hiệu quả; nếu chỉ nói ngoài miệng mà trong tâm không chân thành thì không ích lợi gì hết.  Từ hôm nay trở về sau khi chúng ta khởi tâm động niệm và hành động, tất cả đều để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, cho Phật pháp, trong đó không làm sai việc gì, công đức ngày hôm nay mới có thực chất để hồi hướng.  Hai câu ‘Trên báo bốn ân nặng, dưới độ ba đường khổ’ bao gồm hết tất cả ân nhân và oan gia chủ nợ.  Kẻ có ân thì bạn hồi hướng cho họ để trả ân; kẻ có oán thì bạn hồi hướng cho họ để giải trừ oan nợ.  Cho nên nhất định phải phát xuất từ nội tâm, dùng tâm ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi’ mà hồi hướng.

          Còn vấn đề chuyển định nghiệpkhông thể được, trong kinh điển Phật có ghi rằng cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không thể chuyển định nghiệp được.  Hơn nữa khi chúng ta khuyên mà người ta không chấp nhận, bổn phận của mình đã làm hết sức rồi, tiếp nhận hay không là chuyện của người ta.  Thí dụ khi khuyên người nhà hay thân bằng quyến thuộc, khuyên một lần hai lần nếu không nghe thì đừng khuyên nữa, nếu cứ tiếp tục thì có thể sanh ra xích mích, bất hòa.  Nên làm thế nào?  Nên tự mình hết lòng nỗ lực tu học và làm gương tốt cho mọi người xem.  Hai ba năm sau gặp trở lại, khi họ nhìn thấy bạn tốt hơn họ, họ sẽ nghĩ chắc là vì bạn tu hành rất tốt nên mới được như vậy, [từ đó] ý niệm của họ sẽ thay đổi.

          Ở Ðài Loan và Trung Quốc, tôi có rất nhiều bạn bè quen biết từ lúc mười mấy tuổi, lúc trước họ không tin Phật, khi thấy tôi học Phật đều nói: ‘Tại sao ông lại mê tín vậy?’.  Hiện nay họ gặp tôi lại nói: ‘Ông đúng rồi’, nên bây giờ tôi biếu tặng kinh điển Phật giáo họ đều xem, như vậy là chúng ta đã làm gương tốt cho họ bắt chước theo.

          Thế nên độ quyến thuộc họ hàng không thể độ liền được, mới bắt đầu khuyên không nghe thì qua vài năm sau khuyên lạithể họ sẽ nghe.  Người lớn tuổi kinh lịch nhiều, gặp khó khăn nhiều thì dễ nghe khuyên hơn.  Người nhỏ tuổi còn sung sức, tâm háo thắng còn mạnh, không dễ tiếp nhận, chúng ta phải có nhẫn nại chờ đợi.