---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thất Nạn
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 七難 (Quán Âm Huyền Nghĩa Sớ)
Nạn tức là gặp phải rủi ro khổ não. Vì lửa làm cho lo sợ thiêu, mất mạng, nên nó là nạn đầu tiên. Vì nước có lúc chìm, lúc nỗi, nên nó là nạn thứ hai. Còn la sát, tuy có hung tợn, chậm rãi hơn lửa, nước, cũng là nạn thứ ba. Dao, gậy không phải cứ có là đưa đến giết hại, nhưng phải dùng nó để tra xét tội phạm hư thật, nên gọi là nạn thứ bốn. Quỷ bắt vô cớ, làm cho tính mạng hao mòn, gặp phải tai hại, nên nó là nạn thứ năm. Gông cùm, xiềng xích cột chặt vào thân, tuy chưa mất mạng, cũng gọi là nạn thứ sáu. Giặc cướp tìm kiếm của báu, đưa cho nó thì thoát khỏi tai nạn, bằng không thì nguy nàn, nên là nạn thứ bảy. Bảy tai nạn này đều có ba thứ quả báo, ác nghiệp, phiền não. Nay chỉ nói rõ về quả báo thôi. Có chỗ lấy nạn gió trong nạn la sát và cho là nạn thứ tám, không đúng.
Một, Hỏa Nạn. Kinh Quán âm nói: nếu có người nào niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm, giả sử vào trong lửa dữ, lửa không thể đốt cháy. Vì người niệm danh hiệu này, miệng niệm tụng, tâm nhớ nghĩ, nói năng không rời danh hiệu và không chút lười nhác. Nếu có người gặp tai nạn này, nhất tâm xưng danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm, thì được giải thoát. Truyện ứng nghiệm kể rằng: Trong niên hiệu Nguyên khang nhà Tấn có người tên là Trúc trường thư, khi ở Lạc dương, có đám cháy, dưới gió, ngọn lửa sắp bò đến nhà tranh của ông. Không biết làm cách nào để tránh khỏi, ông nhất tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Âm, gió liền đổi chiều, ngọn lửa chuyển đi hướng khác và mái nhà tranh của ông, nhờ vậy, tránh được hỏa hoạn. Thấy như thế, người kiến thức hẹp hòi cho là tình cờ. Sau đó, nhân một luồn gió của một ngày hanh khô, nên đã bốc lửa thiêu cháy chiếc nhà tranh. Ngọn lửa ba lần bốc lên, ba lần tắt ngúm. Người ấy liền khấu đầu, lạy tạ tội, vì sự hiểu biết nông nổi của mình. Ưng nghiệm như thế không phải một lần.
Hai, Thủy Nạn.
Kinh nói: Nếu bị nước lớn cuốn đi, xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, liền gặp được chỗ cạn. Truyện ứng nghiệm kể rằng: ở quận Hải diêm, có người bị chìm dưới nước. Người này niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, bỗng gặp một tảng đá, mệt mỏi ngủ thiếp, mộng thấy có hai người bơi thuyền kêu lên, liền thức giấc, mở mắt, quả nhiên, thấy có ông bơi thuyền, đưa người ấy lên bờ, thì không còn thấy ông bơi thuyền đâu nữa.
Ba, La Sát Nạn. Tiếng Phạn là la sát, tiếng Hoa là bạo ác (hung dữ).
Kinh nói: Nếu có chúng sanh, vì muốn tìm vàng, bạc, châu báu, vào trong biển lớn. Giả sử có gió lớn thổi ghe thuyền, trôi giạt vào nước của la sát. Trong đám đông ấy, nếu có một người niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì cả đoàn người ấy đều được giải thoát tai nạn của la sát. La Sát là quỷ ăn thịt người. một người niệm danh hiệu Bồ Tát, cả đoàn đều được giải thoát là vui buồn, tốt xấu mọi người cùng chịu, nên miệng không cùng niệm nhưng tâm cũng có phước và đều được cứu giúp như nhau. Truyện ứng nghiệm kể rằng: Có hơn 100 người nước ngoài, từ nước Sư tử trôi giạt vào đến nước Phù nam, bỗng gặp trận gió dữ, chòng chành chìm xuống quỷ quốc. Qủy la sát ấy muốn ăn tươi nuốt sống cả đoàn người ấy. Tất cả truyền nhân đều niệm Quán âm, chỉ có một Sa Môn (tu theo Tiểu Thừa) không tin có Bồ Tát Quán âm và nhất định không niệm. Ác quỷ liền tìm vị Sa Môn ấy, vì quá sợ, ông bắt chước niệm theo và cũng được thoát nạn.
Bốn, Đao Trượng Nạn.
Kinh nói: Nếu có người, đang bị hại, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, thì dao, gậy đang trong tay kẻ kia, từ từ gãy từng khúc, vô hiệu và được giải thoát. Truyện ứng nghiệm kể rằng: Trong niên hiệu Thái nguyên, nhà Tấn, ở huyện Bành thành có một người bị ép cung cho là làm giặc nên bị kết án tử hình. Người ấy mới đem tượng Quán âm bằng vàng cột trong búi tóc, sau đó chịu chém đầu, nhưng chỉ vang lên tiếng kim thuộc và cái dao bị mẽ ba chỗ mà đầu của người ấy không bị thương. Mở búi tóc ra, thấy có tượng Bồ Tát còn in ba dấu dao. Nhờ vậy mà được thoát nạn.
Năm, Quỷ Nạn.
Kinh nói: Nếu trong 3000 đại thiên cõi nước có đầy dạ xoa, la sát muốn đến làm não loạn người, nghe tiếng người niệm Bồ Tát Quán Thế Âm; các loài ác quỷ đó còn không thể nhìn người ấy bằng con mắt ác độc, huống là làm hại sao được. Lý do quỷ sợ danh hiệu Quán âm là vì đức Quán âm có oai lực, có ân đức. Nếu không cảm ân đức thì sợ oai lực của Ngài. Nghe danh hiệu của Bồ Tát thôi còn không thể nhìn nhau bằng con mắt hung ác, há lại có thể sanh tâm làm tổn hại sao?
(Ba ngàn đại thiên là tiểu thiên, trung thiên và đại thiên Tiếng Phạn là Dạ Xoa, tiếng Hoa là dũng kiện).
Sáu, Già Tỏa Nạn.
Kinh nói: Nếu có người, hoặc có tội, hoặc vô tội, thân bị gông, cùm, xiềng, xích; niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì những thứ ấy đều dứt, hư hết, liền được giải thoát. Vì gông, cùm, xiềng, xích là dụng cụ tra tấn người phạm tội. (khẩn là buộc chặt. Kiểm là nhốt lại và tra xét). Người này, nếu niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, thì cửa nhà tù nhiều lớp tự mở, gông cùm bằng sắt và gỗ tự gãy ra từng khúc và hư hoại. Truyện ứng nghiệm kể rằng: Cái hộ là người ở Sơn dương, phạm tội nặng đáng chết , bị nhốt. ba ngày ba đêm, ông niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, tâm không gián đoạn, thì thấy Bồ Tát phóng quang chiếu sáng ông, rồi gông cùm tự nhiên cởi, cửa tự nhiên mở, theo ánh sáng mà đi ra, đi được 12 dặm thì ánh sáng tắt.
Bảy, Oán Tặc Nạn.
Kinh nói: có một thương chủ dẫn các thương nhân đem theo nhiều của báu, đi qua con đường nguy hiểm, gặp những kẻ oán tặc (giặc cướp). một người trong chúng nói to lên rằng: các thiện nam tử: chớ có sợ hãi; các ông nhất tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm; đoàn thương nhân cùng niệm danh hiệu ấy, nên liền được thoát nạn. Vì oán chỉ cướp mạng sống; tặc chỉ kiếm tiền của. ở đây oán là tặc (oán thù là giặc cướp) nên âm mưu cả hai. Nhờ sức của Bồ Tát, nên được thoát nạn. Truyện ứng nghiêm kể rằng: Tăng sĩ Huệ đạt ở nước Tấn, niên hiệu Long an năm thứ hai; vào lúc ấy, rợ Khương bị nạn đói, bắt người ăn thịt. Thầy Đạt bị rợ Khương bắt, nhốt thầy trong khu đất có rào chung quanh và đóng kín cửa để chọn người nào mập ăn trước. Thầy Đạt nhất tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và tụng kinh. Những người còn lại đã bị chúng làm thịt ăn hết, chỉ còn lại thầy và một cậu bé. Tính ra là sáng ngày cả hai phải chết, thầy Đạt suốt đêm niệm Bồ Tát, tụng kinh không nghỉ. Trời sắp sáng, rợ Khương đến bắt hai thầy trò, thì bỗng thấy một con cọp từ trong bụi rậm nhảy bổ ra, gầm thét. Rợ Khương quá sợ bỏ chạy. Nhờ cọp cắn đứt vòng rào tạo thành một lỗ lớn để chạy thoát, mà thầy Đạt dẫn cậu bé chạy thoát được nạn.
Cách Thức Tụng Kinh Bộ     Trước đến giờ chưa dự Phật thất hay tinh tấn niệm Phật suốt đêm, xin hỏi như vậy có thể vãng sanh Tây phương không?     Nghệ Sĩ Keo Bẩn     Ðạo Phật Việt Nam thuộc Nam Tông hay Bắc Tông?     Tâm địa lương thiện, có thể vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới không?     Thiền Thanh Cời Lửa     LÒNG BIẾT ƠN LÀ MỘT MỸ ĐỨC     Mít Non Kho Nấm     Trong Họa Có Phúc     Gỏi Cá Chay Hạt Điều     


















Pháp Ngữ
Sân si nghiệp chướng không chừa
Bo bo giữ lấy tương dưa làm gì


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,601,095