---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Môn Thích Kinh
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十門釋經 (Hoa Nghiêm Kinh Sớ)
Quốc sư Thanh Lương, nhà Thanh, khi sắp sửa giải thích Đại Kinh Hoa Nghiêm, trước hết trình bày tổng quát mười nghĩa cốt yếu của một quyển kinh để biết giáo pháp phát sanh xuất xứ từ đâu, bởi vì lới nói của thánh nhân là chân thật, nói ắt có nguyên do, không có nhân duyên thì không nói kinh này. Vì vậy:
01) Bàn về nhân duyên giáo pháp phát sanh. Nhân duyên đã đầy đủ thì giáo pháp xuất hiện, không ra ngoài ba tạng, 12 phần giáo;
02) Bàn về nơi thu nhiếp của Tạng Giáo. Nhưng Tạng Giáo đều thông suốt Quyền và Thật, giờ rút gọn Quyền còn giữ Thật và kết thúc vào Viên Giáo;
03) Bàn về nghĩa lý. Đã biết nghĩa của Viên Giáo bao hàm rộng lớn. Chưa xem xét căn cơ như thế nào;
04) Bàn về giáo pháp đáp ứng mọi căn cơ; tuy biết Viên Giáo ứng hợp mọi căn cơ, nhưng chưa biết nói về giáo thể ra sao;
05) Bàn về giáo thể sâu, cạn. Đã biết giáo thể bao quát, chưa biết nghĩa nào mà tông phái tôn sùng;
06) Bàn về đường hướng của tông phái. Đã biết tôn chỉ cao sâu, chưa thể nói hết ngôn từ rộng hẹp;
07) Bàn về bộ, phẩm. Đã biết bộ rộng vô tận, lược còn 100. 000 và cũng chưa biết truyền bá dịch phẩm từ năm nào, có cảm ứng gì, khiến cho tông môn có đầu mối;
08) Bàn về sự cảm thông của việc truyền bá dịch phẩm. Tông chỉ quan yếu đã trình bày, giải thích theo văn mạch, trước nắm rõ mục lục tổng quát.
09) Bàn về tổng quát đề kinh. Ý chính tuy đã biết, nhưng văn mạch khó hiểu;
10) Bàn riêng về nghĩa của văn, nên nói rằng có mười cách giải thích kinh. (100. 000 = mười vạn. Kinh này có mười vạn kệ, nên Nhiếp Luận gọi kinh này là 100. 000 kinh).
Một, Giáo Khởi Nhân Duyên. Làm sáng tỏ nhân duyên hứng khởi giáo pháp kinh này. Vì Như Lai Xuất Hiện, đầu tiên muốn nói đại pháp sâu thẳm, lông trắng giữa mày liền phóng ra ánh sáng lớn để trí nhãn thanh tịnh, quán sát khắp Pháp Giới tất cả chúng sanh có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vướng mắc vọng tưởng, không biết không thấy. Vì thế, Như Lai nói Kinh này là xứng hợp với tánh của Pháp Giới. Nay các chúng sanh tu tập Thánh đạo, xa hẳn vướng mắc vọng tưởng, tự trong thân mình thấy được trí huệ to lớn của Như Lai, cùng với Phật không khác. Đây là chỉ bày cho chúng sanh biết là có nhân duyên Phật trí và khiến cho giáo pháp này được nói ra.
Hai, Tạng Giáo Sở Nhiếp. Tạng có nghĩa là chứa đựng. Vì ba tạng Kinh, Luật, Luận đều bao hàm nghĩa lý vô lượng. Giáo tức là khế kinh. 12 phần giáo: Trùng Tụng, thọ ký, phúng tụng, tự thuyết, nhân duyên, thí dụ, bổn sự, bổn sanh, phương quảng, hy hữu, luận nghị đều thu hết vào đây. Kinh này và tam tạng, 12 phần giáo thu nhiếp lẫn nhau. Nếu tam tạng, 12 phần giáo thu nhiếp kinh này thì ở trong tam tạng thuộc Kinh Tạng thu nhiếp; ở trong 12 phần giáo thì thuộc khế kinh phương quảng thu nhiếp. Nếu kinh này thu nhiếp tam tạng, 12 phần giáo thì tam tạng, 12 phần giáo đều thuộc kinh này thu nhiếp. Bởi vì một pháp của kinh này có thể chứa đựng vô tận pháp môn; lại còn các pháp đều viên dung, muôn lớp không cùng.
Kinh nói: Tất cả pháp môn nhiều như nước biển vô tận, cùng hợp vào trong đạo tràng của một pháp, là vậy.
(Khế Kinh là tản văn trường hành. Trùng Tụng là văn nhắc lại phần trường hàng. Thọ Ký là văn ghi nhớ Phật thọ ký cho Bồ Tát thành Phật. Phúng Tụng là không phải văn nhắc lại nội dung trong trường hàng mà là những bài kệ nói trực tiếp. Tự Thuyết là Phật tự nói, không chờ người khác hỏi. Nhân Duyên là có người hỏi về một vấn đề nào đó, Phật nói cho họ biết. Thí Dụ là mượn thí dụ để nói. Bổn Sự là nói các việc tu tập của Bồ Tát. Phương Quảng là nói nghĩa lý to lớn của chánh pháp. Hy Hữu là Phật hiện thần lực và các việc ít có xảy ra. Luận Nghị là biện luận, chọn lựa, xác quyết nghĩa lý của tất cả pháp).
Ba, Nghĩa Lý Phân Tề. Nghĩa tức là nghĩa mầu nhiệm của Viên Giáo. Lý tức là lý viên dung của Pháp Giới hiển thị. Vì nghĩa lý mà kinh này trình bày, thuộc hoàn toàn về Viên Giáo. Nói một pháp thì tất cả pháp đều bao gồm; bàn một ngôi vị thì các vị đều hiện diện; nên nói một hạt bụi chứa cả Pháp Giới, một niệm thu vào cả A Tăng Kỳ, tất cả pháp môn đều trở về tánh hải của Hoa Nghiêm. Phân tề là dùng Viên Giáo để làm sáng tỏ Pháp Giới sự sự vô ngại và hiển thị lý xứng tánh viên dung của tất cả những gì nhỏ bé như hạt bụi, lông hồng. chính kinh này đề cập đến phân tề: viên dung, viên mãn.
Bốn, Giáo Sở Bị Cơ. Vì giáo này đầy đủ đức viên dung, đúng là cơ cảm viên đốn bao quát Nhất Thừa, thu nhiếp các loại Bồ Tát và chúng sanh không có niềm tin vào chánh pháp. Sơ lược có mười cơ, khiến cho chúng sanh tin, rõ, hiểu, vào cùng ngao du trong tánh hải Hoa Nghiêm.
Kinh nói: Chư Phật của ta giữ gìn chánh pháp này, khiến cho tất cả Bồ Tát ở đời vị lai, chưa từng nghe được đều được nghe hết, cho đến vào sâu cảnh giới Như Lai, là vậy.
(Mười cơ là Vô Tín Cơ, Vi Chân Cơ, Đại Thật Cơ, Hiệp Liệt Cơ, Thủ Quyền Cơ, Chánh Vi Cơ, Kiêm Vi Cơ, Dẫn Vi Cơ, Quyền Vi Cơ, Viễn Vi Cơ).
Năm, Giáo Thể Thiển Thâm. Vì Như Lai thuyết giáo, ắt có thể tánh của nó. Nếu nói giáo lý Hoa Nghiêm thì phải dùng hải ấn Tam Muội và sự sự vô ngại làm thể. Nay bàn đến giáo lý trong đại tạng, từ cạn đến sâu, có mười thể.
(Hải Ấn Tam Muội là biển lớn nước trong im lặng, vạn hình tượng đều hiện vào đó, giống như có dấu đóng lên trên văn bản. Trí hải của Như Lai trong veo vắng lặng, tất cả tâm niệm của chúng sanh, đều ở trong trí Tam Muội của Như Lai, giống như hiện tượng soi bóng trong biển cả. Mười thể là âm thanh ngữ ngôn thể, danh cú văn thân thể, thông thủ tứ pháp thể, thông nhiếp sở thuyên thể, chư pháp hiển nghĩa thể, nhiếp cảnh duy tâm thể, hội duyên nhập thật thể, lý sự vô ngại thể, sự sự vô ngại thể, hải ấn bính hiện thể).
Sáu, Tông Thú Thông Cục. Cái mà tôn sùng lên bằng ngôn ngữ gọi là tông. Chỗ mà tông đi đến gọi là thú. Thông là bàn luận giáo pháp một đời của Phật. Từ hẹp đến rộng có mười tông. Cục là bộ phận riêng biệt của một kinh; bằng ngôn ngữ bàn luận và hướng đến không ra ngoài chỗ này là để khiến cho con người tìm cội quay về hợp tánh tu tập, chứng được Pháp Giới, kết quả thành Phật. (mười tông là ngã pháp câu hữu tông, pháp hữu ngã vô tông, pháp Vô Khứ Lai tông, hiện thông giả thật tông, tục vọng chân thật tông, chư pháp đản danh tông, tam tánh không hữu tông, chân không tuyệt tướng tông, không hữu vô ngại tông, viên dung cụ đức tông).
Bảy, Bộ Loại Phẩm Hội. Vì từ trong kinh này mà có các lưu hành khác. Giáo lý trong kinh này sâu rộng như biển cả khó nghĩ bàn, từ hẹp đến rộng, lược nêu ra mười loại. Một sơ lược về nguồn gốc của kinh, tức là sự truyền bá của kinh. một bộ có 39 phẩm 80 quyển, chín hội nói về bốn vạn năm ngàn kệ. Ngoài ra có chín loại mà bộ, phẩm, hội không giống nhau. (mười loại kinh là Lược Bổn Kinh, Hạ Bổn Kinh, Trung Bổn Kinh, Thượng Bổn Kinh, Phổ Nhãn Kinh, Đồng Thuyết Kinh, Dị Thuyết Kinh, Chủ Bạn Kinh, Quyến Thuộc Kinh, Viên Mãn Kinh. Chín hội là Bồ Đề tràng, Phổ Quang Minh Điện, Đao Lợi Thiên cung, Dạ Ma Thiên cung, Đâu Suất Thiên cung, Tha Hóa Thiên Cung, hội bảy, tám Phổ Quang Minh Điện, Thệ Đa Lâm).
Tám, Truyền Dịch Cảm Thông. Vì từ Ấn Độ truyền đến Trung hoa, dịch kinh ấy bằng tiếng Phạn sang tiếng Hoa. Kinh này trước sau có hai bản dịch. một là nhà Tấn, Nghĩa hy năm 14, tăng nhân Bắc Thiên Trúc tên Phật Độ Bạt Đà La, ở Dương châu, chùa Tạ tư không, dịch từ bổn tiếng Phạn, thành ba vạn sáu mươi ngàn kệ, hợp thành 60 quyển. một là nhà Đường, Chứng thánh năm đầu, tăng nhân nước Vu Điền tên là Thực Xoa Nan Đà, ở Đông đô, chùa Phật thọ ký, dịch lại từ bổn tiếng Phạn cũ và thêm vào chỗ còn thiếu thêm lên đến chín ngàn kệ, cộng với trước được bốn vạn năm ngàn kệ, hợp thành 80 quyển, đó là bản kinh lưu hành đến nay. Cảm Thông là khi Phật Độ Bạt Đà La dịch kinh này, cảm động Long vương sai hai đồng Tử Mặc áo xanh, mỗi ngày cung cấp nước, mực cho Ngài. Còn khi Thực Xoa Nan Đà dịch kinh này, cảm động chư thiên ban cho cam lộ.
(Tiếng Phạn là Phật Độ Bạt Đà La, tiếng Hoa là Giác Hiền. Tiếng Phạn là Thực Xoa Nan Đà, tiếng Hoa là Hỷ Học).
Chín, Tổng Dịch Kinh Đề. Vì giải thích nghĩa mầu nhiệm một cách tổng quát đề kinh: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đại Phương Quảng là pháp chứng được. Phật hoa nghiêm là người chứng được. Còn nói Đại là thể tánh bao hàm. Phương Quảng là nghiệp dụng trùm khắp. Phật là quả giác ngộ tròn đầy. Hoa là dụ cho vạn hạnh đầy đủ. Nghiêm là lấy chánh pháp trang sức nên người. Kinh là xâu (hệ thống) chánh pháp lại. Vì vậy, thể dụng của một kinh mà trùm khắp ngũ châu nhân quả, đều Phật hoa nghiêm. Đây là nhân và pháp cùng nêu; pháp và dụ cùng nêu; đủ thể, đủ dụng; có quả, có nhân; lý rốt ráo, nghĩa tròn đầy; thu nhiếp đầy đủ không sót. Đúng là một bộ kinh bao quát tất cả chánh pháp Phật nói trong một đời.
(Nghiệp dụng là công đức không thể nghĩ bàn của Phật, sức sử dụng đúng với thể tánh. Ngũ châu nhân quả là sở tính nhân quả sai biệt nhân quả, bình đẳng nhân quả, thành hạnh nhân quả, chứng nhập nhân quả).
Mười, Biệt Giải Văn Nghĩa. Đã giải thích tổng quát đề kinh thì giải tới kinh văn để làm cho nghĩa nhiệm mầu được thông suốt. Kinh này văn nhiều nghĩa rộng, một câu một chữ bao hàm Pháp Giới, giải thích không hết. Tóm lược như vầy: Đại khoa có ba phần, đó là giáo nghĩa Phật Trình bày, có thứ lớp khi sắp nói lời vi diệu, thì trước tiên nêu rõ nguyên do, nên kinh này lấy phẩm Thể chủ diệu nghiêm làm tựa. Nhân duyên đã rõ, theo căn cơ mà lãnh thọ giáo pháp, nên từ phẩm Như Lai Hiện Tướng đến phẩm Nhập Pháp Giới làm phần chánh tông. Chánh tông đã trình bày thì đến Lưu thông để cho đời sau theo đó truyền thừa, đèn pháp sáng mãi, nên kinh này từ phẩm Nhập Pháp Giới, lúc ấy, Văn Thù Sư Lợi từ lâu các Thiện trụ về sau làm phần Lưu thông, nên các tổ sư làm sớ, thuật, sao dựa vào đó để giải Thích Ý nghĩa của kinh.
Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 09/2014     Hóa Đơn Đặc Biệt     Canh Cá Lóc Nấu Lá Giang     Tâm Thế Nào Thì Nhìn Ra Thế Ấy     Tại sao ba anh em Viên Ngộ không đối phó được sanh tử?     MỖI Ý NGHĨ CỦA CON NGƯỜI, THẦN LINH ĐỀU BIẾT RÕ     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Người Ăn Chay ( P.4 )     Khi chấp tác nhổ cỏ làm chết những con vật nhỏ có tội không?     Bào Ngư Kỳ Lân     Trong Họa Có Phúc     


















Pháp Ngữ
Ở trên cõi thế gian này
Người nào ái dục bỏ ngay chẳng màng
Khước từ đời sống trần gian
Lìa nơi nhà cửa, nhập hàng xuất gia
Ngăn ái dục tái sinh ra
Như Lai gọi họ là Bà La Môn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,509,121