---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tứ Ân - Tứ Trọng Ân
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Bốn Ơn. Đối với người tu học, tất cả những gì hiện hữu chung quanh mình đều có ơn nghĩa đối với mình; cho nên, tất cả mọi phụng sự của hành giả đối với xã hội, dù là cho con sâu, cái kiến, đều mang ý nghĩa của sự đền ơn. Kinh luận thường nói, có bốn đối tượng đền ơn của người tu học. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn ấy là:
1. Ơn cha mẹ.
Cha mẹ sinh thành dưỡng dục là ơn đức vô cùng thâm trọng mà hành giả suốt đời không thể nào quên được.
2. Ơn chúng sinh.
Mọi người và mọi loài chung quanh đều là nguồn sống hoặc liên quan mật thiết về mọi mặt đến sự sống của hành giả.
3. Ơn quốc vương.
Đời sống của hành giả được an ninh, cơm áo nhà ở có đủ, đi lại tiện lợi, không khí tự do thoải mái, làm cho việc hành đạo của hành giả được thuận lợi, dễ dàng, dân chúng an cư lạc nghiệp, đó là nhờ sự điều hành hữu hiệu của guồng máy lãnh đạo quốc gia.
4. Ơn Tam Bảo.
Nhờ có Phật Pháp Tăng mà hành giả có nơi để quay về và nương tựa như hôm nay. Tất cả những đức tính quí báu mà hành giả học hỏi và hành trì để làm nên nhân cách cao thượng cho mình, cũng như những hành trang tinh thần mà hành giả có được để phụng sự xã hội một cách tốt đẹp là đều do từ Tam Bảo.
Vài nơi khác lại nói bốn ơn ấy là:
1. Ơn cha mẹ.
2. Ơn sư trưởng: tức là những bậc đã cho hành giả kiến thức và khai mở cho hành giả trí tuệ cùng tình thương.
3. Ơn quốc vương.
4. Ơn thí chủ: tức là những người cung cấp cho hành giả những vật dụng cần thiết hằng ngày như cơm ăn, áo mặc, thuốc men và nhà ở.
Trong “Nghi Thức Chúc Tán” được in trong tập Nghi Thức Tụng Niệm (toàn bằng quốc văn) do nhà Lá Bối ấn hành năm 1994, bốn ơn này được kể ra như sau:
1. Ơn cha mẹ.
2. Ơn sư trưởng.
3. Ơn bằng hữu và các bậc Thiện tri thức.
4. Ơn mọi loài chúng sinh, cây cỏ và đất đá.
ở đây chúng ta thấy, “bạn bè và các bậc Thiện tri thức” cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời hành đạo của người tu học. Cha mẹ và sư trưởng đối với hành giả có ơn nặng đã đành, nhưng trên bước đường du phương hành hóa, đâu phải lúc nào hành giả cũng có cha mẹ và sư trưởng ở bên cạnh! Vì vậy, sự có mặt của bạn bè và các bậc Thiện tri thức ở từng địa phương thật là cần thiết và hữu hiệu cho hành giả trong việc học hỏi, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, hoạch định chương trình và phương sách làm việc v. v... Cho nên, họ cũng trở thành một trong bốn ơn nặng của hành giả.
Thế Nào La Một Vị A-La-Hán     Lãng Mạn     Làm thế nào để thức tỉnh trong mở mắt chiêm bao?     Những câu chuyện về hôn nhân của người xưa     Phát minh các phương tiện tối tân để giúp mọi người dùng, có coi là Bồ tát không?     Gỏi Bò Ngó Sen     Ðạo Phật Việt Nam thuộc Nam Tông hay Bắc Tông?     Bún Thịt Bò Xào Chay     Đậu Hũ Chiên Muối     Chú Tiểu Sa Di Cứu Sống Đàn Kiến     


















Pháp Ngữ
Sân si nghiệp chướng không chừa
Bo bo giữ lấy tương dưa làm gì


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,179,378