---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tam Hiền
----------------------------- Danh Từ Thiền Học - HT Duy Lực -----------------------------
● 三賢. Người chứng đắc ba quả vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng.

Tam Huyền Tam Yều
● 三玄三要. Là cơ xảo của Lâm Tế để kích thích hành giả tham thiền phát khởi nghi tình.

Tam Khổ
● 三苦. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Khổ khổ là lúc thân tâm đang chịu thống khổ; hoại khổ là cái khổ vì sự vật vui thú bị mất đi; hành khổ là cái khổ chuyển biến chẳng yên định. Dục Giới có đủ ba khổ; Sắc Giới chỉ có hoại khổ, hành khổ; Vô Sắc Giới chỉ có hành khổ.

Tam Luân Thể Không
● 三輪體空. Nói về việc bố thí: kẻ bố thí, kẻ nhận bố thí, tài vật để bố thí, gọi chung là Tam Luân. Thí mà chẳng trụ nơi thí gọi là Tam Luân thể không.

Tam Ma Đề
● 三摩提 - samàtha. Là thiền quán tùy duyên biến hiện, quán các pháp đều giả, như lúa mạ huyễn hóa mà dần dần tăng trưởng.

Tam Mật Gia Trì
● 三密加特. Thân, ngữ, ý là tam mật. Đại Nhựt Như Lai bản thể khắp thời gian không gian là Thân Mật. Tiếng nói khắp thời gian không gian là Ngữ Mật. Thức đại khắp thời gian không là Ý Mật. Bàn tay kiết ấn là Thân Mật, miệng tụng chú là Ngữ Mật, tâm quán tưởng là Ý Mật. Thân, ngữ, ý đồng thời thực hành gọi là Tam Mật Gia Trì.

Tam Muội
● 三昧 - samàdi. Tự Tánh như như bất động gọi là chánh định. Đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc đều trong định. Nếu tĩnh tọa mới nhập định, có xuất có nhập thì chẳng phải đại định.
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Ba Hiền. Ba Hiền là một trong năm địa vị (ngũ vị) trên quá trình tu chứng của các hành giả Tiểu Thừa cũng như Đại Thừa. Trong Phật học, hạng người chưa từng biết tu tập, vô minh còn dầy, tạo nhiều nghiệp ác, gọi là “phàm phu”; hạng người bắt đầu biết tu tập, có chút ít trí tuệ, trừ dần nghiệp ác, dứt dần phiền não, tạo nhiều nghiệp Thiện, điều phục tâm ý, tinh tấn tiến tới trước, gọi là “hiền”; khi bước vào quả Dự Lưu (đối với hàng Tiểu Thừa), hay bậc Sơ Địa (đối với hàng Bồ Tát Đại Thừa) trở lên, thì gọi là “thánh”. Vậy, Ba Hiền là địa vị trung gian giữa phàm phu và thánh nhân. Lại nữa, hành giả ở địa vị Ba Hiền, tuy cao hơn phàm phu, nhưng vẫn còn ở trong vòng ba cõi, vẫn còn chấp tướng, còn “hướng ngoại” để tìm cầu chân lí; vì vậy, Ba Hiền cũng được gọi là “Ngoại Phàm” (phàm phu hướng ngoại). Trong quá trình tu tập, ở Tiểu Thừa cũng như ở Đại Thừa, địa vị Ba Hiền được xác lập rõ ràng; hành giả có thể theo đó mà tự soi xét, để thấy mình tu tập có tiến bộ hay không.
Ba Hiền tức địa vị của 3 bậc Hiền, là địa vị đầu tiên của người tu hành trong Phật Pháp; có hai loại, của Tiểu Thừa và của Đại Thừa:
A. Địa vị Ba Hiền của Tiểu Thừa:
Tên của mỗi bậc Hiền ở địa vị này cũng tức là tên pháp môn tu tập của hành giả ở bậc ấy.
1. Bậc Năm phép quán ngưng loạn tưởng (Ngũ Đình Tâm Quán): Dùng “năm phép quán ngưng loạn tưởng” để chế phục các tâm tham, sân, si, Ngã Kiến, và tán loạn.
2. Bậc Quán niệm tướng riêng (Biệt Tướng Niệm Trụ): Dùng phép quán “bốn lĩnh vực quán niệm” , Quán Chiếu từng tướng riêng như thân thể là bất tịnh, cảm thọ là đau khổ, Tâm Thức là vô thường, và vạn pháp là vô ngã.
3. Bậc Quán niệm tướng chung (Tổng Tướng Niệm Trụ): Cũng dùng phép quán “bốn lĩnh vực quán niệm” ấy, nhưng Quán Chiếu tổng quát các tướng đều cùng chung là bất tịnh, khổ, vô thường, và vô ngã. Ví dụ: Khi Quán Chiếu “thân thể là bất tịnh”, thì đồng thời cũng Quán Chiếu “thân thể là đau khổ, là vô thường, là vô ngã”; khi Quán Chiếu về tính chất “bất tịnh”, thì cả thân thể, cảm thọ, Tâm Thức và vạn pháp đều là “bất tịnh”(1).
Trong ba bậc trên thì bậc Ngũ Đình Tâm Quán sẽ thành tựu về phương diện “chỉ” (dừng lại); còn hai bậc Biệt Tướng Niệm Trụ và Tổng Tướng Niệm Trụ sẽ thành tựu về phương diện “quán” (Quán Chiếu).
A. Địa vị Ba Hiền của Đại Thừa:
Địa vị Ba Hiền của Đại Thừa tức là giai đoạn mà các hành giả tu tập Bồ Tát hạnh phải trải qua trước khi tiến lên cấp Mười Địa, vì vậy, địa vị này cũng còn được gọi là “Bồ Tát Địa Tiền”; gồm ba cấp từ thấp lên cao có tên là Mười Trụ, Mười Hạnh và Mười Hồi Hướng
(1) Từ “bất tịnh” vừa được hiểu theo nghĩa hẹp, là không sạch sẽ, dơ bẩn; vừa được hiểu theo nghĩa rộng, là giả dối, không chân thật, vô thường, đầy phiền não cấu nhiễm.
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 三贤 (Nhân Vương Hộ Quốc Kinh Sớ)
Chư vị Bồ Tát tu Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, đều gọi là hiền. Đây là dựa vào biệt giáo mà luận. Vì các vị Bồ Tát này chỉ dứt hết kiến, Tư Hoặc, còn Vô Minh hoặc, chưa vào thánh vị; nên gọi là hiền.
Một, Thập Trụ. Tâm hiểu rõ lý, an trụ không động nên gọi là trụ. Thập Trụ là
01) Phát Tâm Trụ;
02) Trị Địa Trụ;
03) Tu Hành Trụ;
04) Sanh Quí Trụ;
05) Cụ Túc Phương Tiện Trụ;
06) Chánh Tâm Trụ;
07) Bất Thối Trụ;
08) Đồng Chân Trụ;
09) Pháp Vương Tử Trụ;
10) Quán Đỉnh Trụ.
Hai, Thập Hạnh. Hạnh là thẳng tiến. Tu Tập hạnh này thì có thể đạt được quả vị nên gọi là hạnh. Thập Hạnh là
01) Hoan Hỷ Hạnh;
02) Nhiêu Ích Hạnh;
03) Vô Vi Nghịch Hạnh;
04) Vô Khuất Nạo Hạnh;
05) Vô Si Loạn Hạnh;
06) Thiện Hiện Hạnh;
07) Vô Trước Hạnh;
08) Nan Đắc Hạnh;
09) Thiện Pháp Hạnh;
10) Chân Thật Hạnh.
Ba, Thập Hồi Hướng. Trở về các nhân, hướng đến quả, gọi là Hồi Hướng. Thập Hồi Hướng là;
01) Cứu Chư Chúng Sanh Ly Chúng Sanh Tướng Hồi Hướng;
02) Bất Hoại Hồi Hướng;
03) Đẳng Nhất Thiết Chư Phật Hồi Hướng;
04) Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng;
05) Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng;
06) Nhập Nhất Thiết Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng;
07) Đẳng Tuỳ Thuận Nhất Thiết Chúng Sanh Hồi Hướng;
08) Chân Như Tướng Hồi Hướng;
09) Vô Phược Vô Trước Giải Thoát Hồi Hướng;
10) Nhập Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.
Ấn Tống Kinh – Sách Cúng Dường Lớp Phiên Dịch – Trung Tâm Phật Học Hán Truyền     Gỏi Đu Đủ Ốc Sên     Nhìn Vào Nội Tâm     Gõ Cửa Thiền – Thêm Ba Ngày Nữa     Phải Chăng Tuyệt Đối Không Được Xê Dịch Lư Hương?     Như lai thiền và Tổ sư thiền khác nhau như thế nào?     Thời khóa tụng thường có kinh bất liễu nghĩa, rồi sau có bài Bát nhã?     Quan niệm khổ của đạo Phật có giống tội của đạo cơ Đốc không?     Một Trăm Mạng Sống     Đàn Áp     


















Pháp Ngữ
Nhất thất túc thành thiên cổ hận


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,177,255