---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bồ Tát Tu Thập Pháp Kiến Niết Bàn
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 菩薩修十法見涅槃 (Niết Bàn Kinh)
Tiếng Phạn là Niết Bàn, tiếng Hoa là Diệt Độ.
Kinh nói: Sư Tử Hống hỏi Phật rằng Bồ Tát thành tựu bao nhiêu pháp có thể thấy được Niết Bàn Vô Tướng như thế, cho đến vô sở hữu (tánh không). Phật nói: Thành tựu mười pháp thì thấy rõ ràng Niết Bàn Vô Tướng, cho nên đến Vô Sở Hữu Xứ. (Diệt Độ là đại hoạn hoàn toàn diệt hết, vượt ra ngoài ba cõi. Vô tướng Niết Bàn là Niết Bàn xa lìa sắc tướng).
Một, Tín Tâm Cụ Túc. Vì tu hạnh Bồ Tát phát khởi tâm chánh tín viên thường. Tin tất cả pháp đều là Phật Pháp, tất cả chúng sanh đều có tánh Phật; như kinh đã nói: Tin sâu chư Phật mười phương phương tiện thị hiện, tất cả chúng sanh và nhất xiển đề đều có tánh Phật. Tín sâu Như Lai hoàn toàn không sanh, già, bệnh, chết; cho đến tin sâu Như Lai không vào bất cứ Niết Bàn nào. Đó gọi là Tín Tâm Đầy Đủ.
Hai, Tịnh Giới Cụ Túc. Tu hạnh Bồ Tát, thân tâm phải thường thanh tịnh, giữ gìn cấm giới, chuyên chú tu tập sao cho thành tựu Phật quả Bồ Đề; như kinh đã nói: Thanh tịnh giữ giới mà không vì giới, không vì lợi dưỡng, cho đến không vì Thinh Văn, Bích Chi Phật, chỉ vì tối thượng đệ nhất nghĩa mà giữ gìn cấm giới. Đó gọi là Tịnh Giới Cụ Túc.
(Tiếng Phạn là Bích Chi, gọi đủ là Bích Chi Ca La, tiếng Hoa là Duyên Giác).
Ba, Thân Cận Thiện Tri Thức. Vì tu hạnh Bồ Tát phải xa lìa các ác và Tà Kiến, Gần Gũi Bạn Thiện Tri Thức; như kinh đã nói: Nếu có thể nói lòng tin, giữ gìn, nghe nhiều, Bố Thí, trí huệ khiến cho người làm theo, thì phải gần gũi, cung kính, cúng dường thiện tri thức. Đó gọi là Gần Gũi Bạn Thiện Tri Thức.
Bốn, Nhạo Ư Tịch Tĩnh. Vì tu hạnh Bồ Tát phải xa cách những chỗ ồn ào, ngưng lắng tâm thần, suy tư để cầu Phật đạo; như kinh đã nói: Thân, tâm vắng lặng, quán sát cảnh giới của các pháp một cách thấu đáo. Đó gọi là Nhạo Ư Tịnh Tĩnh.
Năm, Tinh Tấn. Vì tu hạnh Bồ Tát thì phải một lòng dũng mãnh an trụ tại chỉ quán không để cho lui, mất; như kinh đã nói: cột tâm quán sát vào chân đế, ví cho lửa cháy trên đầu, mãi mãi không buông bỏ. Đó gọi là siêng năng.
(Chỉ Quán: Chỉ là ngưng bặc tán loạn; quán là Quán Chiêu sự tối tăm. Chân Đế là thẩm xét thật kỹ các pháp đều là không).
Sáu, Niệm Cụ Túc. Vì tu Bồ Tát Hạnh phải giữ Tam Bảo; tư duy thật lý; không quên giữ giới, Bố Thí; như kinh đã nói: niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thiên, Niệm Xả. Đó gọi là Niệm Cụ Túc.
Bảy, Nhuyến Ngữ. Vì tu hạnh Bồ Tát phải thanh tịnh khẩu nghiệp, nói năng chân thật, dịu dàng hòa ái, xa lìa dối trá, nịnh nọt; như kinh đã nói: Nói lời chân thật, nói lời có ý nghĩa sâu xa, trước tiên tỏ lòng cung kính thăm hỏi. Đó gọi là Nhuyến Ngữ.
Tám, Hộ Pháp. Vì tu hạnh Bồ Tát phải giữ gìn và hoằng dương chánh pháp, nói rộng nghĩa nhiệm mầu, lưu truyền khắp nơi để không dứt mất giống Phật; như
Kinh nói: Nếu yêu chánh pháp hay ưa diễn thuyết, đọc tụng, viết lách, suy nghĩ nghĩa lý, truyền bá rộng khắp, làm cho ai ai cũng biết đến. Đó gọi là Hộ Pháp.
Chín, Cung Cấp Đồng Hành. Vì tu hạnh Bồ Tát, hễ những người đồng sự, có gì không đủ, thì nên chia xẻ của mình cho họ, để họ được an tâm thành tựu đạo nghiệp, bớt khổ vất vả mong cầu; như kinh đã nói: Nếu thấy người đồng học, đồng tu có gì thiếu thốn thì chia xẻ như y, bát, thăm lom khi bệnh đau và cung cấp y phục, ăn uống, ngọa cụ, phòng xá. Đó gọi là giúp đỡ bạn đồng tu.
Mười, Cụ Túc Trí Huệ. Vì tu hạnh Bồ Tát thường dùng trí diệu quán để quán sát tất cả pháp đều hiểu được rõ ràng, thấu đáo không có trở ngại; như kinh đã nói: Bằng các đức thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai, quán tất cả chúng sanh đều có tánh Phật, cho đến quán hai tướng của pháp là không và bất không, thường và vô thường, lạc và bất lạc, ngã và vô ngã, tịnh và bất tịnh. Đó gọi là Cụ Túc Trí Huệ. (Không thay đổi gọi là thường. Xa lìa sanh tử là lạc. Vào đại tự tại là ngã. Xa lìa các hoặc nhiễm là tịnh. Đó là bốn đức của Phật).
Đốn Cây Để Hái Trái     Cơm Chay Hạt Sen     Hại Bạn     Luật Nhân Quả     Phật Giáo có phản đối chế độ gia đình không?     Tim Ta Cháy Như Lửa     Xôi Chiên Phồng     Đồng Tiền Với Mạng Người     Kín Đáo     Giúp Ba Chuyển Hóa Nghiệp Sát Hại     


















Pháp Ngữ
Lục đạo luân hồi
Si mê thị khổ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,512,456