---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Phật Lục Thập Tứ Chủng Phạm Âm
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 佛六十四種梵音 (Bất Tư Nghì Bí Mật Đại Thừa Kinh)
Phật gọi Bồ Tát Tịch Huệ và nói rằng Như Lai không phải bằng môi, răng, lưỡi họng và miệng mà các âm thinh được nói ra; phải biết âm thinh của Như Lai từ hư không mà ra, có đủ 64 tướng kỳ đặc, nhiệm mầu.
Một, Lưu Trạch Thinh. Âm thinh của Như Lai trôi chảy như dòng nước và đượm nhuần tất cả mọi vật.
Hai, Nhu Nhuyến Thinh. Âm thinh của Như Lai ôn hòa, mềm mại.
Ba, Duyệt Ý Thinh. Âm thinh của Như Lai làm vui lòng tất cả chúng sanh.
Bốn, Khả Lạc Thinh. Âm thinh của Như Lai khéo léo, mầu nhiệm và có thể làm vui vẻ cho mọi người.
Năm, Thanh Tịnh Thinh. Âm thinh của Như Lai trong vắc, không có khàn đục.
Sáu, Ly Cấu Thinh. Âm thinh của Như Lai hoàn toàn mầu nhiệm, xa lìa các dơ bẩn.
Bảy, Minh Lượng Thinh. Âm thinh của Như Lai rõ ràng, trong sáng.
Tám, Cam Mỹ Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai ngọt ngào, tươi đẹp, có thể khiến người nghe được vị pháp hỷ.
Chín, Nhạo Văn Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai hợp với căn cơ sâu hay cạn, khiến cho chúng sinh thích nghe, không bỏ.
Mười, Vô Liệt Thinh. Âm thinh của Như Lai hơn hết mọi âm thinh và không thấp kém.
Mười một, Viên Cụ Thinh. Như Lai nói pháp bằng một âm thinh mà có đầy đủ tất cả âm thinh.
Mười hai, Điều Thuận Thinh. Âm thinh của Như Lai tùy căn cơ nói pháp, điều phục chúng sanh, làm cho chúng tin và làm theo.
Mười ba, Vô Sáp Thinh. Âm thinh của Như Lai thông suốt chan hòa, không trúc trắc khó hiểu.
Mười bốn, Vô Ố Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai tươi đẹp, không thô lổ, hung tợn.
Mười lăm, Thiện Nhu Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai nhu hòa dễ chấp thuận và không thô bạo.
Mười sáu, Duyệt Nhĩ Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai có thể làm vui lòng người nên thích nghe không chán.
Mười bảy, Thích Thân Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai có thể làm cho thân thể của người nghe điều hòa thoải mái và được nhẹ nhàng.
Mười tám, Tâm Sanh Dũng Nhuệ Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai làm cho người nghe pháp tâm dũng mãnh và tiến tu.
Mười chín, Tâm Hỷ Thinh. Pháp âm của Như Lai nhiệm mầu, trong trẻo, có thể làm cho người nghe sanh tâm vui mừng.
Hai mươi, Duyệt Nhạo Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai, có thể khiến người nghe hoan hỷ và vui mừng.
Hai mươi mốt, Vô Nhiệt Não Thinh. Pháp âm của Như Lai khiến cho những người nghe tiêu trừ ưu phiền khổ sở và được mát mẻ. Hai mươi
Hai, Như Giáo Lệnh Thinh. Như Lai diễn thuyết giống như mệnh lệnh dạy bảo, có khả năng sửa đổi những kẻ tối tăm.
Hai mươi ba, Thiện Liễu Tri Thinh. Pháp âm của Như Lai khéo léo, rõ ràng, quyết định, biết hết tất cả các pháp.
Hai mươi bốn, Phân Minh Thinh. Pháp âm của Như Lai, đối với pháp sự, như lý phân tích rõ ràng.
Hai mươi lăm, Thiện Ái Thinh. Như Lai dùng pháp âm thánh thiện khai hóa cho tất cả chúng sanh, khiến chúng dễ thương, an lạc.
Hai mươi sáu, Linh Sanh Hoan Hỷ Thinh. Âm thinh nói pháp của Như Lai khiến cho người sanh tâm hoan hỷ.
Hai mươi bảy, Sử Tha Như Giáo Lệnh Thinh. Pháp âm của Như Lai có thể làm cho người nghe chuyển biến, mở mang giống như giáo lệnh.
Hai mươi tám, Lệnh Tha Thiện Liểu Tri Thinh. Pháp âm của Như Lai có thể giúp người hiểu rõ tất cả các pháp.
Hai mươi chín, Như Lý Thinh. Âm thinh mà Như Lai phát ra đều hợp với lý chân như.
Ba mươi, Lợi Ích Thinh. Âm thinh Như Lai nói pháp có thể đem lại lợi ích cho tất cả hữu tình.
Ba mươi mốt, Ly Trùng Phục Quá Thất Thinh. Âm thinh được Như Lai nói ra khế hợp với lý thú, từ đầu đến cuối, không mắc lỗi trùng lập, sai sót.
Ba mươi hai, Như Sư Tử Âm Thinh. Âm thinh của Như Lai, tất cả người nghe tự nhiên tín phục, như tiếng kêu của sư Tử Muôn thú đều sợ hãi, tuân phục.
Ba mươi ba, Như Long Âm Thinh. Pháp âm của Như Lai trong suốt sâu xa như âm vang tiếng Rồng kêu.
Ba mươi bốn, Như Vân Lôi Khổng Thinh. Như Lai nói pháp chỉ dùng một âm, xa gần đều nghe như tiếng sấm vang.
Ba mươi lăm, Như Long Vương Thinh. Như Lai nói pháp, âm thinh tao nhã, trong sáng, vang xa như tiếng rồng chúa kêu to.
Ba mươi sáu, Như Khẩn Na La Diệu Ca Thinh. Tiếng Phạn là Khẩn Na La, tiếng Hoa là Ca thần. Phạm âm mà Như Lai nói ra, giống như tiếng ca tuyệt vời, mầu nhiệm của vị nhạc thần ấy, Thích Ý vừa lòng tất cả.
Ba mươi bảy, Như Ca Lăng Tầng Già Thinh. Tiếng Phạn là Ca lăng tầng già, tiếng Hoa là Diệu Thinh Điểu. Pháp âm của Như Lai hay, đẹp giống như tiếng chim Ca lăng tầng già.
Ba mươi tám, Như Phạm Vương Thinh. Pháp âm mà Như Lai nói ra như tiếng nói thanh tịnh của Phạm Vương.
Ba mươi chín, Như Cộng Mạng Điểu Thinh. Công mạng điểu là chim có chung một thân hai đầu. Pháp âm mà Như Lai nói ra tốt đẹp (kiết tường) giống như tiếng kêu của loài chim này.
Bốn mươi, Như Đế Thích Mỹ Diệu Thinh. Âm thinh Như Lai nói pháp giống như tiếng nói tuyệt hay của trời Đế Thích.
Bốn mươi mốt, Như Chấn Cổ Thinh. Âm thinh của Như Lai giống như tiếng vang của trống, xa gần đều nghe.
Bốn mươi hai, Bất Cao Thinh. Âm thinh diễn thuyết của Như Lai không cao không to, chỉ vừa phải.
Bốn mươi ba, Bất Hạ Thinh. Âm thinh diễn thuyết của Như Lai không thấp kém, chỉ ở mức vừa phải.
Bốn mươi bốn, Tùy Nhập Nhất Thiết Âm Thinh. Âm thinh Như Lai nói pháp, thẩm thấu vào mọi căn cơ của chúng sanh, hòa vào với mọi âm thinh khác. Bốn mươi lăm, Vô thuyết giảm thinh. Pháp âm của Như Lai đầy đủ viên mãn.
Bốn mươi sáu, Vô Phá Hoại Thinh. Khi Như Lai diễn thuyết chân thật không hư dối, không tạo ra sự đổ vỡ.
Bốn mươi bảy, Vô Nhiễm Ô Thinh. Pháp âm Như Lai nói ra hoàn toàn nhiệm mầu, xa lìa phiền não, không vướng nhiễm.
Bốn mươi tám, Vô Hy Thủ Thinh. Như Lai nói pháp đem đến lợi lạc cho tất cả chúng sanh, không còn mong muốn và nắm bắt cái gì.
Bốn mươi chín, Cụ Túc Thinh. Pháp âm Như Lai nói ra, hợp với tánh mới nói, đầy đủ lý mầu nhiệm.
Năm mươi, Trang Nghiêm Thinh. Như Lai diễn thuyết giáo lý với nghĩa lý chân thật đúng đắn và nghiêm túc.
Năm mươi mốt, Hiển Thị Thinh. Như Lai nói pháp nhiệm mầu để làm rõ lý mầu nhiệm, chỉ bày cho chúng sanh không che giấu điều gì.
Năm mươi hai, Viên Mãn Nhất Thiết Âm Thinh. Như Lai nói pháp đầy đủ tất cả âm thinh.
Năm mươi ba, Chư Căn Thích Duyệt Thinh. Âm thinh dùng nói Diệu Pháp của Như Lai, chúng sanh nghe một lần các căn đều thoải mái, an vui.
Năm mươi bốn, Vô Ky Hủy Thinh. Pháp âm của Như Lai không chê bai một chúng sanh nào. Tất cả những lời nói ra đều được tín thuận.
Năm mươi lăm, Vô Khinh Chuyển Thinh. Viên âm của Như Lai thu nhiếp tất cả, không hời hợt, qua loa.
Năm mươi sáu, Vô Động Dao Thinh. Pháp âm của Như Lai nói ra được vô sở úy, và ngoại đạo, Thiên Ma không thể làm cho lung lay niềm tin vào chánh pháp.
Năm mươi bảy, Tùy Nhập Nhất Thiết Chúng Hội Thinh. Pháp âm của Như Lai mọi người ở trong các cuộc họp đều có thể nghe được.
Năm mươi tám, Chư Tướng Cụ Túc Thinh. Âm thinh Như Lai nói pháp đầy đủ tất cả tướng.
Năm mươi chín, Linh Chúng Sanh Tâm Ý Hoan Hỷ Thinh. Ngôn ngữ Như Lai nói ra, bao trùm mười phương thế giới, tâm ý của chúng sanh đều được vui mừng. Nghĩa là những lời từ miệng Phật nói ra không có lặp lại và rắc rối chúng hội, nhờ đó, mà hiểu được các pháp; nhưng thật ra những âm thinh ấy chẳng phải từ miệng Như Lai nói ra.
Sáu mươi, Thuyết Chúng Sanh Tâm Hành Thinh. Số lượng chúng sanh rất nhiều, hành cũng vô lượng. Như Lai nói về tâm hành của chúng sanh, sơ lược có tám vạn bốn ngàn chủng loại. Chỉ vì chúng sanh có căn tánh thấp hèn, mới làm cho chúng dễ hiểu được các tâm hành ấy.
Sáu mươi mốt, Nhập Chúng Sanh Tâm Ý Thinh. Như Lai có đủ trí bí mật, nói ra lời nào đều đi vào tâm ý của chúng sanh; nhưng chẳng phải từ miệng Như Lai nói ra mà là từ hư không nói ra vậy.
Sáu mươi hai, Tùy Chúng Sanh Tín Giải Thinh. Ngôn ngữ Như Lai nói ra, chúng sanh tin, hiểu theo trình độ, nếu tâm, ý đã thành thục thì biết rõ tất cả.
Sáu mươi ba, Văn Giả Vô Phân Lượng Thinh. Âm thinh của Như Lai không có giới hạn; ở thế gian, tất cả trời, người, ma, phạm, Sa Môn, Bà La Môn… đều có thể nghe được, nhưng không biết giới hạn tận cùng.
(Ma tức là Ma Vương. Phạm tức là Phạm Thiên. Tiếng Phạn là Sa Môn, tiếng Hoa là Cần tức).
Sáu mươi bốn, Chúng Sanh Bất Năng Tư Duy Xứng Lượng Thinh. Sự luân chuyển nhiệm mầu của âm thinh Như Lai, làm xuất phát ra nhiều loại âm thinh, tuyên thuyết cháng pháp. Giả sử trùm khắp ba ngàn đại thiên thế giới tất cả chúng sanh đều ở địa vị Duyên Giác cũng không thể suy nghĩ tận cùng được âm thinh ấy.
(Tam Thiên là tiểu thiên, trung thiên, đại thiên. Nói tam thiên đại thiên là nói cả chung và riêng).
Mong Được Xuất Gia     Ông Trưởng Giả Keo Kiệt     Hoa Nở Trong Đầm Bất Tử     Những Câu Chuyện Xưa Về Những Người Mẹ Tài Đức Giáo Dục Con Cái     Chuối Non Trộn Ham Chay     Thế nào là thường kiến và đoạn kiến của ngoại đạo?     Đức Phật Dạy Về Bảy Hạng Vợ Ở Đời     Bây giờ, người Đài Loan tu Tịnh độ nhiều, vậy theo Thầy nghĩ sao?     SỰ PHÁ HOẠI CỦA THUYẾT TIẾN HÓA ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC NHÂN LOẠI     Gõ Cửa Thiền – Hai Mẹ Con     


















Pháp Ngữ
Ai sống trong đời này
Ái dục được hàng phục
Sầu rơi khỏi người ấy
Như giọt nước lá sen.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,608,000