---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Linh Ẩn Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 靈 隠 寺.Chùa nằm bên Tây Hồ, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, là chùa đứng đầu trong 4 chùa lớn ở Tây Hồ, là chùa bậc nhất trong 5 ngôi Thiền Tự lớn ở Giang Nam, là 1 trong 10 ngôi chùa lớn nổi tiếng ở Trung Quốc.Vào niên hiệu Hàm Hòa thứ nhất (326) đời Đông Tấn, vị cao tăng ấn Độ là Huệ Lý đến nơi này, lên ngọn Phi Lai khen rằng: “Đây là một ngọn núi nhỏ của ngọn Linh Thứu ở ấn Độ, chẳng biết bay đến đây vào đời nào? Lúc Phật còn tại thế, phần lớn là nơi tiên linh ở ẩn”. Sư liền lập chùa ở trước núi, lấy tên là Linh Ẩn. Đời Đường Túc Tông, tự viện đã gần quy mô. Vào niên hiệu Hội Xương thứ 5 (845) đời Đường, lúc Vũ Tông diệt Phật pháp, chùa này bị phá hủy, chư tăng tứ tán. Niên hiệu Kiến Long thứ 1 (960) đời Tống, Ngô Việt Vương mời Thiền Sư Diên Thọ đứng ra tổ chức xây cất lại chùa Linh Ẩn.
Theo những tài liệu liên quan chép lại thì đương thời xây dựng chùa này có 9 lầu, 18 gác, 72 điện đường, trên 1. 300 gian phòng, cộng thêm hành lang 4 phía từ cổng chùa chạy dài đến phương trượng. Tăng chúng có trên 3.000 vị. Niên hiệu Cảnh Đức thứ 4 (1007) đời Tống, chùa được trùng tu, đổi tên là “Cảnh Đức Linh Ẩn Thiền Tự”. Khoảng niên hiệu Kiến Viêm (1127-1130) chùa bị phá hủy bởi loạn quân.Khoảng niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1162) chùa mới được trùng tu. Khoảng niên hiệu Càn Đạo (1165-1173), Thiền Sư Huệ Viễn trụ trì chùa này, giáo hóa rất thạnh. Về sau, chùa đã bao phen bị hủy và được xây dựng. Niên hiệu Thuận Trị thứ 6 (1649) đời Thanh, bắt đầu xây dựng lại toàn diện, đến niên hiệu Khang Hy thứ 1 (1662) thì tiến hành mở rộng thêm. Trải qua 18 năm quản lý khó nhọc của Thiền Sư Cụ Đức Hoằng Lễ, chùa Linh Ẩn mới hoàn thành các kiến trúc: 7 điện, 12 đường, 4 gác, 3 mái hiên, 3 lầu. Tự viện hiện còn là ngôi chùa được xây dựng lại vào thế kỷ XIX. Vào năm 1956, năm 1970 đã được đại tu 2 lần. Chính giữa chùa là Thiên vương điện, bên trên có treo bảng “Vân Lâm Thiền Tự”, là thủ bút của vua Khang Hy đời Thanh. Trong Đại hùng bảo điện có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được trang sức bằng vàng, cao 9,1m, nếu cộng thêm tòa hoa sen và hào quang trên đảnh thì cao đến 19,6m. Hai bên đại điện xếp mỗi bên 12 tượng chư thiên, 12 tượng Bồ tát, thần thái như sống và mỗi tượng đều khác nhau. Trước chùa có các ngôi đình như: Lãnh Tuyền, Thanh Tông, Hách Lôi nằm xen lẫn trong những tàng cây cổ thụ. Chùa Linh Ẩn là nơi quan trọng để các tín đồ Phật giáo trong các tỉnh: Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến hoạt động Phật sự. Vào thời điểm hưng thịnh, mỗi ngày khách hành hương có hơn 180. 000 người.
Bao giờ mới kiến tánh được?     Bánh Dâu Tây     KHEN ĐỨC HẠNH CHA     Khán thoại đầu có khác niệm thoại đầu hay không?     Xin hỏi phàm phu chúng con cũng do chư Phật Bồ Tát an bài không?     Vợ, Chồng Ngoại Tình Được Nhà Phật Ví Như Kẻ Sát Nhân     Tổ Trung Hậu – Hòa Thượng Thích Trừng Thanh (1861-1940)     Đối Diện Với Chính Mình – Tiêu Hóa Tốt – Trạm Trung Tâm     Nếu thật tìm không ra thầy, bạn tốt xin hỏi có thể ở nhà tu một mình không?     Mít Non Kho Tộ     


















Pháp Ngữ
Nếu bạn đang ở trong bóng tối, hãy thắp sáng ngọn nến của bạn từ ngọn nến của tôi.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,577,967