---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Lục Quần Tì Kheo
----------------------------- Pháp Số Căn Bản - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Sáu Vị Tì Kheo Xấu. Thời Phật tại thế, có 6 vị tì kheo tính tình không tốt, không giữ oai nghi, cùng nhau kết bè đảng, làm thành một nhóm 6 người, chuyên phá phách quấy nhiễu đại chúng, làm phiền lòng nhiều người, kinh luật thường gọi là “lục quần tì kheo”. Tuy họ hay phá phách, làm nhiều chuyện xấu, nhưng cũng do họ tạo cơ duyên mà Đức Phật chế định giới luật để áp dụng trong đời sống tăng đoàn. Theo danh sách được ghi trong Luật Tứ Phần, 6 vị đó là:
1. Nan Đà, cũng gọi là Nan Đồ, hay Tam Văn Đạt Đa (không phải là tôn giả Nan Đà, em khác mẹ của Đức Phật), tính tình nhiều tham lam, sân hận, nhưng giỏi về toán số, âm dương, lại có tài thuyết pháp, biện luận.
2. Bạt Nan Đà, cũng gọi là Ưu Ba Nan Đà, là anh em với tì kheo Nan Đà ở trên. Ông tính tình vô cùng tham lam, ham chất chứa nhiều của cải, khi chết, tổng trị giá tài sản của ông để lại có đến 40 vạn lượng vàng! Tài năng của ông ngang bằng với tì kheo Nan Đà. Ông luôn luôn hăng hái và sôi nổi, có khả năng giáo hóa ngoại đạo, mà cũng là khắc tinh, từng bức hại, gây nhiều khổ đau cho ngoại đạo.
3. Ca Lưu Đà Di, vốn là một vị đại thần của triều đình vua Tịnh Phạn. Sau khi biết tin đức Thích Tôn đã thành đạo và đang ngự tại tinh xá Trúc Lâm, đức vua đã sai Ca Lưu Đà Di đi thỉnh Phật về thăm hoàng cung, nhưng khi đến nơi, được trông thấy Đức Phật và nghe Phật thuyết pháp, ông liền bỏ ý định về lại hoàng cung, xin theo Phật xuất gia. Ông là người có trí tuệ cao, đặc biệt đối với các phụ nữ, ông có cách giáo hóa rất khéo léo. Tuy vậy, tính ông rất hiếu sắc, nhiều tham dục; rất nhiều điều giới Phật chế liên quan đến giới dâm, đều do những hành động bất chánh của ông. Về sau, một lần nhân bị nữ sắc làm hại, ông đến trước tôn giả Xá Lợi Phất trần tình sám hối, được tôn giả khuyên dạy chí tình, ông bèn Phát Tâm dũng mãnh, bỏ hết tính xấu, tinh cần tu tập, và chứng quả A La Hán. Sau khi chứng quả, ông muốn cứu độ nhiều người khác cùng chứng quả, nhưng trong lúc đi hành hóa, ông đã bị người ta đánh cho đến chết, và thi thể bị vùi trong đống phân!
4. Xa Nặc, cũng gọi là Xiển Đà, vốn là người hầu của vua Tịnh Phạn, sau được giao cho nhiệm vụ chuyên môn đánh xe và hầu cận thái tử Tất Đạt Đa. Chính ông đã đánh xe đưa thái tử đi dạo bốn cửa thành, và sau đó lại dùng ngựa đưa thái tử vượt hoàng cung đi xuất gia. Khi thái tử cắt tóc và tiến vào rừng, ông đã khẩn thiết xin thái tử cho đi theo cùng xuất gia để luôn luôn được hầu cận thái tử, nhưng thái tử nhất quyết không cho. Ông đành mang áo mão, bảo kiếm, châu ngọc, cùng mớ tóc của thái tử trở về hoàng cung trình lên đức vua. Sau khi thành đạo, Đức Phật trở về Ca Tì La Vệ thăm vua Tịnh Phạn cùng thân tộc. Sau khi các vương tử trong hoàng tộc đã được Phật thọ nhận cho xuất gia, ông cũng xin Phật cho xuất gia. Tuy ông thành tâm xuất gia, nhưng tâm si ám, tính tình lại ngạo mạn, hay sân hận, phạm tội không biết hối cải; hay cãi cọ, gây bất hòa trong tăng chúng, đến nỗi bị mọi người gọi là “Xa Nặc ác khẩu”. Sau khi Phật nhập diệt, tăng chúng vâng lời Phật dạy, dùng cách “mặc tẩn” (xa lánh, ruồng bỏ, không nói chuyện, không đến gần) để đối xử với ông. Do tình cảnh này, ông đã hồi tâm tự xét lại mình, bèn đến trước tôn giả A Nan xin sám hối và cầu xin dạy bảo. Được tôn giả thương xót giáo giới, ông sửa đổi tâm tánh, tinh tấn dũng mãnh, và chứng quả A La Hán.
5. Mã Túc, cũng gọi là Mã Sư, tức A Thấp Bà, vốn là đệ tử của tôn giả Xá Lợi Phất.
6. Mãn Túc, tức Phất Na Bạt, cũng gọi là Phú Na Bà Sa, vốn là đệ tử của tôn giả Mục Kiền Liên. Hai vị này, Mã Túc và Mãn Túc, bẩm tính si ám, hay sân hận, nhưng đều ưa thích âm nhạc, múa nhảy, trồng hoa, và vui chơi đây đó. Về sau đều bị ngoại đạo dùng gậy đánh cho đến chết.
Nhóm “lục quần tì kheo” này, từ sau khi hai tôn giả Ca Lưu Đà Di và Xa Nặc chứng đắc thánh quả thì không còn ở trong nhóm 6 tì kheo ấy nữa; rồi sau đó, Mã Túc và Mãn Túc đều bị ngoại đạo đánh chết; rốt cuộc chỉ còn hai anh em Nan Đà và Bạt Nan Đà nương nhau và sống cùng nhau, vả lại, cả hai cũng đã già rồi, không còn phá phách gì nữa.
Bắt Chước Theo Sự Liễu Ngộ Của Đức Phật, Bạn Cũng Sẽ Không Tìm Thấy Niết Bàn     Có người hỏi Duy Ma Cật về nghĩa bất nhị thì ngài làm thinh?     CÂU CHUYỆN CON CHỒN     Khoảng Trống Không     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1)- Breathing     Ragu Hạt Dưa Egusi Kiểu Cameroon     Vô Môn Quan Là Gì?     Tham thoại đầu chỉ cần nghi tình, mà không cần đáp án?     Canh Củ Năng Rong Biển     Có Thể Thờ Bồ-Tát Địa Tạng Chung Với Các Vị Phật Khác     


















Pháp Ngữ
Ai chận được phẫn nộ,
Như dừng xe đang lăn,
Ta gọi người đánh xe,
Kẻ khác, cầm cương hờ.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,623,133