---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Kinh A Hàm
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● A Hàm – Agama. “A-hàm” được dịch nghĩa là giáo pháp không thể so sánh (vô tỉ pháp); đó là tên gọi chung của tất cả các kinh điển tiểu thừa. A Hàm là dịch âm từ tiếng Phạn, dịch ra Hán ngữ là pháp qui (nơi vạn pháp qui vào), pháp bản (gốc của vạn pháp), pháp tạng (kho chứa vạn pháp), vô tỉ pháp (giáo pháp không có gì so sánh được), v.v... Tất cả những từ này đều chỉ cho thánh điển, tức những lời dạy của Phật được kết tập và truyền thừa từ sau ngày Phật nhập diệt. Ý nghĩa là vậy, nhưng thông thường, từ “a hàm” này được các nhà Phật học từ trước đến nay dùng để chỉ riêng cho bốn hay năm bộ kinh A Hàm (tức tạng KINH, một trong ba tạng giáo điển) của Phật giáo Nguyên-thỉ (hay Phật giáo Nam-truyền). Hòa thượng Thích Thiện Siêu, trong bản dịch Kinh Trường A Hàm, có dẫn lời giải thích của ngài Tăng Triệu về chữ “A Hàm” như sau: “Kinh A Hàm này là uyên phủ của mọi điều lành, là khu rừng tóm thâu hết thảy, vừa uyên bác vừa bao la, thuyết minh dấu tích của hiền ngu tội phước, phân tách căn do của chân ngụy dị đồng, ghi chép bao nhiêu việc cổ kim thành bại, bao hàm hết cả vạn loại đất trời, đạo từ đây mà ra, pháp từ đây mà tồn tại, ví như biển cả, trăm sông đều dồn về, nên gọi là pháp qui...” Về nội dung, kinh Bát Nê Hoàn cùng các bộ luận như Đại Trí Độ, Du Già Sư Địa, v.v..., tức các kinh luận Bắc-truyền, đều nói hệ A Hàm gồm có bốn bộ kinh: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm. Trong khi đó, theo kinh điển Nam-truyền (tức thánh điển Pali), thì hệ A Hàm gồm có năm bộ: Trường Bộ Kinh (Digha-nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjhima-nikaya), Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara-nikaya), và Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka-nikaya). Như vậy, từ “a hàm” nguyên có ý chỉ cho các giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các thánh điển truyền thừa giáo pháp của đức Phật, cho nên có lúc nó được coi là đồng nghĩa với từ “pháp” (dharma). Gọi “a hàm” là “A Hàm KINH”, đó là do thói quen xưa nay của người Trung-quốc.
Trong thời nguyên thỉ của Phật giáo, các vị đệ tử Phật sau khi nghe pháp, đã dùng hình thức kệ tụng để khẩu truyền cho nhau; và những gì được khẩu truyền, đều y cứ vào trí nhớ. Nhưng, những vị đệ tử Phật, tùy căn cơ mà lãnh thọ giáo pháp của Phật mỗi người mỗi khác; từ đó mà nảy sinh những tư tưởng không giống nhau. Vậy, khi giáo đoàn đã chính thức xác lập, thì việc chỉnh lí, thống nhất tất cả giáo thuyết của đức Phật, nghiễm nhiên trở thành một nhu cầu bức thiết. Kết quả là, tất cả những lời dạy của đức Phật trong suốt cuộc đời hóa độ, trải qua bốn kì kết tập, đã được kết tập, chỉnh lí và bổ sung cho hoàn bị, dần dần phát triển thành một loại hình thức văn học nhất định; cuối cùng đã hình thành toàn bộ Thánh Điển, được gọi là Kinh A Hàm, tức Kinh Tạng trong Ba Tạng.
Như vậy, Kinh A Hàm đã được truyền thừa từ giáo đoàn nguyên thỉ; đến thời kì Phật giáo Bộ- phái, nó lại được truyền thừa trong từng bộ phái. Các tài liệu hiện có cho thấy, vào thời đó, ít ra thì Nam Phương Thượng Tọa bộ, Hữu bộ, Hóa Địa bộ, Pháp Tạng bộ, Đại Chúng bộ, Ẩm Quang bộ, và Kinh Lượng bộ, đều có kinh điển truyền thừa; nhưng cho đến ngày nay thì chỉ thấy có kinh điển của Nam Phương Thượng Tọa bộ là được bảo tồn trọn vẹn; gồm có 5 bộ kinh: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, và Tiểu Bộ. Tất cả đều được viết bằng chữ Pali, và được gọi là Năm Bộ Kinh Nam Truyền (Nam Truyền Ngũ Bộ), cũng tức là Năm Bộ Kinh A Hàm Nam Truyền (Nam Truyền Ngũ A Hàm).
Trong khi đó, ở phía Bắc-truyền, Kinh A Hàm cũng được lưu truyền, nhưng kinh bản gốc đã được viết bằng chữ Sanskrit, và nội dung kinh đã được góp nhặt từ các bộ A Hàm của các bộ phái để hình thành 4 bộ kinh A Hàm là Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm; được gọi là Bốn Bộ Kinh A Hàm Bắc Truyền (Bắc Truyền Tứ A Hàm). Toàn bộ bốn bộ A Hàm này đã được dịch sang Hán ngữ tuần tự như sau:
1) Trung A Hàm Kinh (Madhyamagama), 60 quyển, do ngài Cù Đàm Tăng Già Đề Bà dịch vào khoảng những năm cuối thế kỉ thứ 4 đầu thế kỉ thứ 5, tại kinh đô Kiến-khang của nhà Đông-Tấn (317-436), hiện được lưu giữ trong tạng Đại Chánh, quyển 1. Nguyên bộ kinh này trước đó đã được ngài Đàm Ma Nan Đề dịch (gồm 59 quyển) tại kinh đô Trường-an của nhà Tiền-Tần (351-394), nhưng chưa được hoàn chỉnh, nay ngài Tăng Già Đề Bà dịch lại. Theo các bộ luận giải thích, chữ “trung” ở đây có nghĩa là vừa phải, không lớn không nhỏ, không dài không ngắn, tức bộ kinh này là một tổng tập của những kinh không dài không ngắn. Về sự truyền thừa, có thuyết nói kinh này do Đại Chúng bộ truyền, nhưng phần nhiều cho rằng nó đã do Tát Bà Đa bộ truyền. Kinh này tương đương với kinh Trung Bộ (Majjhima-nikaya) của hệ Nam Truyền Ngũ Bộ, nhưng nội dung của hai bộ kinh không hoàn toàn giống nhau: kinh Trung A Hàm gồm 222 kinh, kinh Trung Bộ gồm 152 kinh, nhưng chỉ có 98 kinh của chúng là giống nhau; vả lại, thuận tự của các phẩm kinh cũng khác nhau. Ngoài nguyên bộ Trung A Hàm Kinh do ngài Tăng Già Đề Bà dịch như vừa nêu trên, còn có nhiều bản kinh biệt sinh (trích từng phần trong nguyên bộ để dịch) khác của bộ kinh này, như Phật Thuyết Thị Pháp Phi Pháp Kinh, v.v... do An Thế Cao dịch vào Thời Hậu-Hán (25-220); Phật Thuyết Chư Pháp Bản Kinh, v.v... do Chi Khiêm dịch vào thời Tam-quốc (220-280); Phật Thuyết Thọ Tuế Kinh, v.v... do Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây-Tấn (265-316); Phật Thuyết Thiết Thành Nê Lê Kinh, v.v... do Trúc Đàm Vô Lan dịch vào thời Đông-Tấn; Phật Thuyết Anh Vũ Kinh, v.v... do Cầu Na Bạt Đà La dịch vào thời Lưu-Tống (420-479); v.v...
2) Tăng Nhất A Hàm Kinh (Ekottarikagama), 51 quyển, do ngài Cù Đàm Tăng Già Đề Bà dịch vào khoảng những năm cuối thế kỉ thứ 4 đầu thế kỉ thứ 5, tại kinh đô Kiến-khang của nhà Đông-Tấn, hiện được lưu giữ trong tạng Đại Chánh, quyển 2. Theo các bộ luận giải thích, chữ “tăng nhất” ở đây có nghĩa là y theo thứ tự của các pháp số; bộ kinh này ghi lại các bài pháp bắt đầu bằng con số, ghi theo thứ tự từ 1 pháp cho đến 11 pháp, cho nên gọi là “tăng nhất” (tức là tăng lên từng số một: 1 rồi 2, rồi 3, v.v...). Theo sự khảo sát của các nhà học giả, trong Bốn Bộ Kinh A Hàm Bắc Truyền, bộ kinh này đã được hình thành sau cùng, và nội dung có mang nhiều sắc thái của tư tưởng đại thừa. Về sự truyền thừa, có thuyết nói kinh này do Đại Chúng bộ truyền, nhưng cũng có thuyết nói là do Tát Bà Đa bộ (tức Hữu bộ) truyền. Trong Năm Bộ Kinh A Hàm Nam Truyền thì kinh này tương đương với kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara-nikaya), nhưng nội dung của hai kinh không hoàn toàn đồng nhất: kinh Tăng Nhất A Hàm của hệ Bắc-truyền gồm có 472 kinh, kinh Tăng Chi Bộ của hệ Nam-truyền gồm có 2.203 kinh, trong đó chỉ có khoảng từ 136 đến 153 kinh của chúng là có nội dung tương đồng. Vả lại, theo các nhà học giả đã khảo sát, trong kinh Tăng Chi Bộ của hệ Nam-truyền không hề hàm chứa tư tưởng đại thừa như trong kinh Tăng Nhất A Hàm của hệ Bắc-truyền. Ngoài nguyên bộ kinh Tăng Nhất A Hàm do ngài Tăng Già Đề Bà dịch như vừa nêu trên, còn có nhiều bản kinh biệt sinh khác của kinh này, như Phật Thuyết A Nan Đồng Học Kinh, v.v... do An Thế Cao dịch; Phật Thuyết Tứ Vị Tằng Hữu Kinh, v.v... do Trúc Pháp Hộ dịch; Phật Thuyết Tứ Nê Lê Kinh, v.v... do Trúc Đàm Vô Lan dịch; Phật Thuyết Thập Nhất Tưởng Tư Niệm Như Lai Kinh, v.v... do Cầu Na Bạt Đa La dịch; v.v...
3) Trường A Hàm Kinh (Dirghagama), 22 quyển, do hai ngài Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào năm 413 đời Diêu-Tần (384-417), hiện được lưu giữ trong tạng Đại Chánh, quyển 1. Chữ “trường” ở đây, theo các bộ luận giải thích, có ba ý nghĩa: đó là sự tổng tập của các kinh dài; đó là các kinh đả phá ngoại đạo; và đó là sự tồn tại lâu dài bất tuyệt. Về sự truyền thừa, có thuyết nói rằng, kinh này đã do Đại Chúng bộ truyền; có thuyết nói do Hóa Địa bộ truyền; lại có thuyết nói do Pháp Tạng bộ truyền. Kinh này tương đương với kinh Trường Bộ (Digha-nikaya) của hệ Nam Truyền Ngũ Bộ, nhưng nội dung không hoàn toàn giống nhau: Trường A Hàm Kinh gồm 30 kinh, Trường Bộ Kinh có 34 kinh, trong đó chỉ có 6 kinh trong Trường A Hàm có nội dung tương đương rõ rệt với 10 kinh trong Trường Bộ, các kinh khác còn lại thì không nhất trí với nhau; vả lại, kinh Thế Kí trong phần chót của Trường A Hàm thì hoàn toàn không có trong Trường Bộ. Ngoài nguyên bộ Trường A Hàm Kinh do hai ngài Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu-Tần nói trên, còn có nhiều bản kinh biệt sinh khác của bộ kinh này, như Phật Thuyết Nhân Bản Dục Sinh Kinh, v.v... do An Thế Cao dịch; Phật Thuyết Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến Kinh, v.v... do Chi Khiêm dịch; Phật Bát Nê Hoàn Kinh do Bạch Pháp Tổ dịch vào thời Tây-Tấn; Phật Thuyết Tịch Chí Quả Kinh do Trúc Đàm Vô Lan dịch; Phật Thuyết Đại Tập Pháp Môn Kinh, v.v... do Thi Hộ dịch vào thời Tống (420-479); Khởi Thế Kinh do Xà Na Quật Đa dịch vào thời đại nhà Tùy 581-619); v.v...
4) Tạp A Hàm Kinh (Samyuktagama), 50 quyển, do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch vào thời Lưu-Tống (420-479), hiện được lưu giữ trong tạng Đại Chánh, quyển 2. Theo các bộ luận giải thích, chữ “tạp” ở đây nghĩa là lộn xộn, không thống nhất, không chuyên đề. Nội dung của kinh này thâu tóm tất cả giáo thuyết của Phật dành cho đủ loại đối tượng: tì kheo, tì kheo ni, cư sĩ nam nữ, thiên tử, thiên nữ v.v...; giáo pháp đủ loại như tứ đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên v.v..., lại có cả những pháp môn về thiền định; văn cú của kinh cũng dài ngắn lộn xộn, không theo một thể loại nhất định nào. Về sự truyền thừa, có thuyết nói kinh này do Đại Chúng bộ truyền, có thuyết nói do Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ truyền. Kinh Tạp A Hàm này gồm 1.362 kinh, tương đương với kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta-nikaya, gồm 2.858 kinh) của Tạng Kinh Nam Truyền. Nó là bộ kinh lớn nhất trong Bốn Bộ Kinh A Hàm Hán tạng, và theo công trình nghiên cứu của các nhà học giả, đó cũng là bộ kinh được hình thành sớm nhất; vì vậy, nó gìn giữ được cái phong mạo của Phật giáo Nguyên-thỉ. Ngoài bản Hán dịch của ngài Cầu Na Bạt Đà La mang tên Tạp A Hàm Kinh, vừa nêu trên, còn có hai bản dịch khác cũng mang tên Tạp A Hàm Kinh, nhưng số quyển ít hơn, và tên người dịch bị thất truyền. Ngoài ra cũng còn có nhiều bản kinh biệt sinh khác, như Phật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh, v.v... do An Thế Cao dịch; Phật Thuyết Bất Tự Thủ Ý Kinh, v.v... do Chi Khiêm dịch; Phật Thuyết Ương Quật Ma Kinh, v.v... do Trúc Pháp Hộ dịch; Phật Thuyết Giới Đức Hương Kinh, v.v... do Trúc Đàm Vô Lan dịch; Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không Kinh, v.v... do Nghĩa Tịnh dịch vào thời đại nhà Đường (618-907); v.v...
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Về Nhà     Heo Nướng Chay     Ý nghĩa tràng hạt ?     Đốt Trầm Hương     Mất Chỗ Nào Tìm Chỗ Đó – Lá Sen – Những Đóa Sen – Khối Nước Đá     Quan niệm Tiểu thừa và Đại thừa khác nhau như thế nào?     Những Viên Ngọc Rắn      Chỉ quán, Pháp giới quán, Duy thức quán, đại khái như thế nào?     Vì sao Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu chúng ta vãng sanh Tây Phương thế giới?     Đang Điều Trị Bệnh Tâm Thần Xuất Gia Được Không?     


















Pháp Ngữ
Hư không, không dấu chân,
Ngoài đây, không sa môn.
Các hành không thường trú,
Chư Phật không dao động.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,923 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,172,735