---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: A Dục
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● A Dục Vương – Asoka: cũng gọi là Thiên Ái Hỉ Kiến Vương (Devanampriya priyadrasi – có sách viết nhầm chữ “hỉ” [喜] thành chữ “thiện” [善], vì trong chữ Hán, tự dạng của hai chữ này giống nhau), là vua của nước Ma-kiệt-đà, đời thứ ba của vương triều Khổng-tước (Maurya – khoảng 317-180 tr. TL). Hồi thời Phật tại thế, vua A Xà Thế của nước Ma-kiệt-đà thuộc vương triều Tây-tô-nạp-gia (Saisunaga). Sau vương triều này là vương triều Nan-đà (Nanda), và kế đó là vương triều Khổng-tước. Vua đầu của vương triều Khổng-tước, tức ông nội của vua A Dục, là Chiên Đà La Cấp Đa (Candragupta); vua kế tiếp, tức cha của vua A Dục, là Tân Đầu Sa La (Bindhusara). Mẹ của vua A Dục là con gái của một gia đình Bà-la-môn ở kinh thành Chiêm-ba (Campa) của nước Ương-già (Anga), là nước láng giềng ở phía Đông của nước Ma-kiệt-đà. Hoàng tử A Dục, tính tình đã rất bạo ác từ thuở nhỏ, cho nên không được vua cha cưng quí; mà các anh em cũng không ưa. Khi lớn lên, gặp lúc nước Đức-xoa-thi-la (Taksasila), một thuộc địa ở miền Bắc-Ấn của nước Ma-kiệt-đà) phản loạn, vua cha sai ông đem quân đi chinh phạt. Ý của vua là muốn cho ông bị chết trận; nhưng ông lại thắng trận vẻ vang, dẹp yên giặc loạn, uy thế chấn động triều đình. Đây cũng lại là lí do tốt để vua Tân Đầu Sa La đẩy ông đi ra xa triều đình, bèn bổ nhiệm ông làm thái thú cai trị xứ Đức-xoa-thi-la. Sau khi vua Tân Đầu Sa La băng hà, các hoàng tử tranh giành nhau làm vua, cuối cùng, A Dục đã giết hết các anh em chống đối ông (chỉ những ai thuận theo ông mới được sống sót), tự lên ngôi vua, trở thành vị vua đời thứ ba của vương triều Khổng-tước.
Lúc vua A Dục lên ngôi thì nước Ma-kiệt-đà đã thống nhất các vùng Trung, Tây, Đông và Bắc Ấn-độ, kinh đô của chính quyền trung ương đặt tại thành Ba-liên-phất (Pataliputra - tức nay là thành phố Patna).Khi đã lên ngôi, tính tình ông vẫn hung bạo, hiếu chiến,hiếu sát; cho nên người ta đã gọi ông là Chiên Đà A Dục Vương (Candasoka - tức là vua A Dục bạo ác). Ông vẫn nuôi mộng thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Ấn-độ, cho nên, năm thứ 9 sau ngày lên ngôi, ông đã cử đại binh tiến về phương Nam, chinh phục nước Yết-lăng-già (Kalinga), một đại cường quốc của miền Nam-Ấn. Nhà vua đại thắng, và thống nhất toàn thể xứ Ấn-độ, – gồm luôn cả hai nước Pakistan (Tây-Hồi) và Bangladesh (Đông-Hồi) ngày nay – trở thành một vị vua hùng mạnh nhất chưa từng có trước đó trong lịch sử Ấn-độ. Nhưng vì Yết-lăng-già là một đại cường quốc, binh hùng tướng mạnh rất nhiều, làm cho cuộc chinh phạt của vua A Dục rất khó khăn, vất vả; cho nên, sau khi cuộc chiến kết liễu, kiểm điểm lại, số tử vong của cả hai bên, kể cả thường dân vô tội, không biết bao nhiêu mà kể! Nhà vua bỗng thấy xúc động về những nỗi bi thảm ấy, và ân hận vô cùng! Để sám hối tội lỗi cuồng sát của mình từ bao năm qua, nhà vua quyết chí tín phụng Phật pháp. Thực ra, từ năm thứ 3 sau khi lên ngôi, nhà vua đã qui y theo Phật giáo, nhưng hồi đó lòng vẫn còn hờ hững, đức tin chưa được thâm sâu. Giờ đây, nhờ duyên lành gặp được các vị cao tăng như tì kheo Hải (Samudra) và Ni Cù Đà (Nigrodha) giáo hóa, nhà vua tỉnh ngộ và thành khẩn phát nguyện hộ trì Phật pháp. Trong một sắc lệnh ban bố cho toàn dân, nhà vua có nói rõ tâm thành của mình: “Vua Thiên Ái Hỉ Kiến, năm thứ 9 sau ngày lên ngôi, đã chinh phạt nước Yết-lăng-già, bắt sống mười lăm vạn người, giết hại mười vạn người, và số người chết về tật dịch, đói khát nhiều gấp bội. Nay hồi tưởng lại những sự giết hại, bắt bớ ở Yết-lăng-già, Thiên Ái rất đau lòng và hối hận. Thiên Ái nguyện nhiệt tâm hộ trì Phật pháp để truyền bá khắp nơi.”
Lòng tin Phật của nhà vua ngày càng kiên cố. Ông thấy rõ, sự chiến thắng bằng binh đao chỉ đem lại tang tóc và đau khổ; còn chiến thắng bằng Phật pháp mới đem lại an vui, hạnh phúc cho muôn dân. Bởi vậy, hoàn toàn trái ngược với trước kia, nhà vua giờ đây chán ghét chiến tranh, từ bỏ binh đao, sửa lại cách cai trị, lấy tình thương và hiểu biết thay cho quyền uy trấn áp bạo ngược. Từ năm thứ 12 trở đi, ông đã ban hành nhiều sắc lệnh chấn hưng Phật giáo, đem tinh thần Phật giáo áp dụng vào đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức, giáo dục, v.v...; Phật giáo trở thành quốc giáo của đế quốc Ấn-độ thời bấy giờ.Tất cả những sắc lệnh do nhà vua ban hành đều thấm nhuần tinh thần từ bi, trí tuệ, bình đẳng, tinh tấn, v.v... của Phật pháp, cho nên từ đó ông lại được người ta đổi tên gọi lại là Chánh Pháp A Dục Vương (Dharmasoka); và các nhà Phật học đã gọi những sắc lệnh đó là “pháp sắc” (dharma-dipi). Những pháp sắc này đã được nhà vua cho khắc lên những phiến đá (gọi là “ma nhai pháp sắc”), hoặc những trụ đá (gọi là “thạch trụ pháp sắc”), đem đặt khắp nơi, từ các trung tâm thành thị cho đến các vùng biên địa hẻo lánh; mục đích là đem tín ngưỡng Phật giáo thuần hóa nhân dân. Nội dung của những pháp sắc này cho thấy, chính nhà vua đã ban hành lệnh đặc xá tù nhân đến 26 lần; cùng các lệnh về cấm sát sinh, thực hành bố thí, trồng cây và đào giếng dọc hai bên đường, lập bệnh xá và trồng cây dược thảo để chữa bệnh cho nhân dân, lập dưỡng đường để nuôi người tàn tật, già yếu. Nhà vua cũng ban lệnh rằng, cứ năm năm một lần, quan và dân phải tụ tập để cử hành đại hội “vô già” để hưng long Phật pháp; làm các điều lợi lạc, an hòa, hạnh phúc cho nhân dân; phải cúng dường các sa môn, bà la môn. Nhà vua cũng khuyến khích tôn trọng tự do tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo tôn trọng lẫn nhau, tránh các cuộc tranh chấp về tôn giáo; cấm chỉ các hình thức nghi lễ mang tính chất hư ngụy, dối gạt người, trái với đạo đức; tôn kính cha mẹ, các bậc sư trưởng, các bậc kì lão, hòa mục với họ hàng, bè bạn; thương yêu người tàn tật, đối xử tử tế với nô lệ, tôi tớ; tôn trọng mạng sống các loài vật; tránh tất cả những việc xa hoa, bạo ác, phóng đãng; mọi người phải khuyến khích nhau làm điều thiện.
Nhà vua thường cung thỉnh các bậc cao tăng đại đức vào cung để được cúng dường, nghe pháp và hỏi đạo. Ông đã phế bỏ mọi cuộc yến tiệc phù phiếm ở cung đình, tự mình dứt bỏ thú vui săn bắn – là cái tập quán vui chơi của các vua chúa đời trước; thay vào đó, ông đã đi khắp nơi để chiêm bái Phật tích, như thành Ca-tì-la-vệ, vườn Lâm-tì-ni, thôn Ưu-lâu-tần-loa, Bồ-đề đạo tràng, vườn Nai, tịnh xá Kì-viên, rừng Ta-la song-thọ v.v..., nơi nào cũng xây tháp cúng dường và dựng bia đá ghi dấu. Ông cũng đã cho xây dựng chùa tháp khắp nơi – sử sách ghi chép có đến 8 vạn 4 ngàn ngôi. Ngoài ra, Phật giáo Nam-truyền còn ghi lại một Phật Sự vô cùng quan trọng của vua A Dục đối với việc bảo tồn chánh pháp, đó là cuộc kết tập kinh điển kì ba, do tôn giả Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (xem mục “Mục Kiền Liên Đế Tu”) chủ trì, được cử hành tại kinh đô Hoa-thị (tức thành Ba-liên-phất – Pataliputra), vào năm thứ 17 sau ngày nhà vua tức vị. Nội dung cuộc kết tập này gồm đủ ba tạng Kinh, Luật và Luận, đã hoàn tất sau 9 tháng. Sau đó nhà vua cũng đã ủy thác cho tôn giả Mục Kiền Liên Tử Đế Tu, phái các vị tì kheo cao đức thạc học, chia ra đi khắp bốn phương để truyền bá giáo pháp, không những tới những vùng biên địa của lãnh thổ Ấn-độ, mà còn đến các quốc gia xa xôi như A-phú-hãn, Syria, Hi-lạp, Ai-cập, Macedonia v.v... trong vùng Trung-Á và Địa-trung-hải; Nepal, Aparantaka và các nước ở phía Bắc dọc Tuyết-sơn; Miến-điện ở phía Đông; và đảo quốc Tích-lan ở phía Nam. Đặc biệt, vị cao tăng đi Tích-lan là Ma Thẩn Đà (Mahinda), chính là hoàng tử con của nhà vua, đã có nhiều công lao xây dựng nền móng vững chắc cho Phật giáo Nam-truyền ở Tích-lan.Khi tuổi về già, nhà vua chỉ chuyên việc tu trì, giao phó tất cả công việc triều chính cho hoàng tộc và các quan đại thần lo liệu. Nhưng cũng có việc bi thảm xảy ra cho nhà vua ở cuối đời: Theo sách A Dục Vương Truyện, hoàng hậu của vua là bà Đế Sa La Xoa (Tassarakkha), muốn tư thông với hoàng tử Câu Na La (Kunala), bị hoàng tử cự tuyệt, bà bèn cho người móc mắt hoàng tử. Nhà vua biết được, quá tức giận, đã xử phạt bà bằng cách thiêu sống. Nhà vua tại vị 42 năm (268-226 tr. TL). – Theo Phật giáo Nam-truyền thì nhà vua tại vị 37 năm.
Điều Khiển Từ Xa     Dọn cơm cúng vong như thế nào mới đúng ?     Canh Rong Biển Nấu Hạt Sen     Phật Giáo có tin công dụng của lễ cầu siêu cho vong linh không?     Bún Khổ Qua     Hai Vị Tướng Họ Tào     GÕ CỬA THIỀN – Ba Hạng Đệ Tử     Tâm Từ Lan Ra – Nỗi Đau Khép Lại     Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 1 ) – Muôn Pháp Về Không Không Thể Nương     Cơn Giận Dữ     


















Pháp Ngữ
Làm người hiếu nghĩa đi đầu.
Hiếu cha hiếu mẹ việc gì không xong


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,509,012