---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Tuệ Năng
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (638-713): là vị tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung-quốc, sống vào đời Đường (618-907). Ngài họ Lư, quê quán ở Phạm-dương (tỉnh Hà-bắc), nhưng sinh ở Tân-hưng (tỉnh Quảng-đông). Ngài mồ côi cha từ thuở nhỏ, nhà rất nghèo, phải hái củi bán và gánh nước thuê để nuôi mẹ. Một hôm ngài gánh củi vào chợ, tình cờ nghe có người tụng Kinh Kim Cang, tâm bỗng bừng sáng, bèn tìm tới Ngũ-tổ Hoằng Nhẫn (602-675) xin học đạo. Bấy giờ Ngũ-tổ đang hướng dẫn đồ chúng tu học tại thiền viện Hoàng-mai (tỉnh Hồ-bắc). Ngài đến bái yết, Ngũ-tổ hỏi: “Ngươi từ đâu đến? Muốn cầu vật gì?” Ngài đáp: “Đệ tử là bá tánh ở Lĩnh-nam, xa xôi tìm đến đây lạy Thầy, chỉ cầu làm Phật, không xin vật gì khác.” Ngũ-tổ nói: “Ngươi là người Lĩnh-nam, tướng lại xấu xí, làm sao làm Phật được!” Ngài thưa: “Người tuy có Nam Bắc, nhưng Phật tính vốn không Nam Bắc; thân tướng của con tuy xấu xí, không tốt đẹp như Thầy, nhưng Phật tính thì có gì khác nhau?” Thấy bẩm tính ngài thật phi phàm, Ngũ-tổ lấy làm kinh dị, nhưng để tránh sự chú ý của mọi người, bèn cho ngài vào ở trong nhà giã gạo để giã gạo. Trải qua tám tháng, một hôm, Ngũ-tổ bảo đại chúng, mỗi người trình một bài kệ kiến giải để chọn người truyền pháp. Thượng tọa Thần Tú viết lên vách bài kệ rằng: “Thân là cây bồ đề, tâm như đài gương sáng, luôn siêng năng lau chùi, đừng để bị dính bụi.” Ngài nhờ một chú tiểu đọc cho nghe bài kệ ấy, thấy rằng nó chưa làm sáng tỏ bản tính, bèn nhờ người viết giùm bài kệ của mình lên vách, rằng: “Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, bụi bám vào đâu đây?” Ngũ-tổ đọc bài kệ đó, biết ngài chính là người có thể được truyền cho pháp lớn. Nửa đêm, Tổ triệu ngài vào phòng riêng, âm thầm truyền y bát, rồi bảo ngài ngay đêm ấy phải đi gấp về Nam. Ngài vâng lời, đi về phương Nam, ẩn cư ở khoảng giữa hai huyện Tứ-hội và Hoài-tập (tỉnh Quảng-đông). Năm 676, ngài đến huyện Nam-hải (Quảng-đông), gặp đại sư Ấn Tông (627-713) ở chùa Pháp-tánh, liền xin xuất gia, thọ cụ túc giới. Năm sau, ngài về trú tại chùa Bảo-lâm ở Tào-khê (huyện Khúc-giang, tỉnh Quảng-đông), mở đạo tràng, hoằng dương pháp môn đốn ngộ “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”; đối lại với pháp môn tiệm ngộ của ngài Thần Tú ở phương Bắc. Các sử gia gọi hiện tượng này là “Nam đốn Bắc tiệm”, hay “Nam Năng Bắc Tú”. Ngài viên tịch năm 713, thế thọ 76 tuổi, nhục thân không bị hư hoại, đến nay vẫn còn. Ngài là người không biết chữ, nhưng thông tuệ vượt bậc, có tài hùng biện không ai sánh kịp. Các lời dạy của ngài, được các đệ tử ghi chép, làm thành kinh Pháp Bảo Đàn, rất được thịnh hành, và được mọi người coi là pháp bảo của Thiền Tông. Lệ truyền y bát trong Thiền Tông, đến đời ngài thì hủy bỏ.
Thấy Lợi Trọng Nghĩa Không Nhặt Của Rơi     Hòa Thượng Thích Giác Hạnh (1880-1981)     Đại Đạo Chí Giản Chí Dị, Tâm Giản Dị Chính Là Đạo     XIN CHO BIẾT VỀ CÁC HỆ PHÁI PHẬT GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH     Canh Cà Rốt Cải Thảo     Gõ Cửa Thiền – Thức Ăn Ngon     Cơm Hải Nam Chay     Khuyên Những Người Đánh Bắt Chim     Thúc Ngao Chôn Rắn, Sau Làm Tể Tướng     Đức Phật Dạy Về Bảy Hạng Vợ Ở Đời     


















Pháp Ngữ
Pháp ngoại đạo là chỗ sanh ra các phiền não
Phật pháp là chỗ diệt các phiền não


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,503,174