---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bát Định
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 八定 (Thiền Ba La Mật)
Thiền tức là thu tâm tán loạn về tĩnh lặng. Sắc Giới và Vô Sắc Giới, mỗi giới có bốn loại định.
Một, Định Trời Sơ Thiền. Vì người, ở trong cõi dục, khi tu tập Thiền Định, bỗng nhận ra thân tâm ngưng đọng, chuyển động êm đềm, đồng bộ như mây trên không và bóng soi dưới nước; lại nhận ra khắp lỗ chân lông trên thân thể hơi thở ra vào. Vào không tích tụ, ra không phân tán. Đó là định ở cõi trời Sơ Thiền.
Hai, Định Trời Nhị Thiền. Vì đã được định Sơ Thiền Thiên, tâm chán Sơ Thiền, giác quán lúc động lúc tán, nhờ nhiếp tâm tại định một cách bình thản, trong suốt, vắng lặng. Giác quán liền diệt thì phát sanh niềm vui thắng định. Giống như người đi từ nhà tối ra thấy ánh sáng mặt trời, mặt trăng bàng bạc khắp mọi nơi. Đó gọi là Định Ở Cõi Trời Nhị Thiền.
(Giác quán: Sơ tâm tại duyên gọi là giác; tế tâm phân biệt thiền vị gọi là quán).
Ba, Định Trời Tam Thiền. Vì đã được định Nhị Thiền Thiên, lại chán Nhị Thiền. Vui làm cho tâm động, nên định không vững chắc. Nhờ nhiếp tâm quán sát kỷ, hỉ tâm liền ngừng, bây giờ nhập định một cách hoàn toàn. một niềm vui nhè nhẹ, từ trong tâm phát ra. So với cái vui ở đời, niềm vui ấy là số một. Đó gọi là Định Của Trời Tam Thiền.
Bốn, Định Trời Tứ Thiền. Vì đã được định trời Tam Thiền, lại biết niềm vui của Tam Thiền làm quấy động tâm, làm cho tâm không thanh tịnh nên quyết tâm xa lìa không luyến tiếc, rồi gắng sức không ngừng liền được an ổn. Hơi thở ra, vào im bặc, một bầu trời trong sáng, vắng lặng hiện ra, giống như tấm gương sáng không gợn tí sóng. Vắng lặng và chiếu soi, muôn vật ở trong đó. Vọng Tưởng không còn, chỉ còn chánh niệm vững vàng. Đó gọi là Định Trời Tứ Thiền.
Năm, Định Trời Không Vô Biên Xứ. Không tức là hư không. Vì đã được Định Trời Tứ Thiền, còn chán sắc thân ràng buộc, không được tự tại, càng thêm ra công quán sát thân thể của mình, trong ngoài thấu suốt, chuyên tâm niệm không, chỉ thấy có hư không, sắc tướng không còn nữa. Lúc ấy, tâm được sáng suốt, trong veo, tự tại vô ngại; giống như chim bay ra khỏi lồng, bay liệng tùy thích. Đó gọi là Định Trời Không Xứ.
Sáu, Định Trời Thức Xứ. Thức tức là tâm. Vì đã được Định Trời Không Xứ, tức là tâm thức duyên khắp hư không, nhưng hư không không có giới hạn. Vì vô biên nên định tâm lại tán loạn, nên mới bỏ hư không, quay tâm về duyên thức. Cùng tương ưng với thức, định tâm không động. Thức của quá khứ, hiện tại, vị lai đều hiện ra trong định. Cùng định tương ứng, tâm không phân tán. Định này an ổn, thanh tịnh, vắng lặng; đó gọi là Định Trời Thức Xứ.
Bảy, Định Trời Vô Sở Hữu Xứ. Vì xa lìa Thức Xứ của Không Xứ ở trên, nên gọi là không có chỗ nào hết. Đã được Định Trời Thức Xứ, dùng tâm duyên thức hiện tại, quá khứ, vị lai rộng lớn vô cùng hay làm hư hỏng định lực, chỉ cho Thức Xứ vô tâm là không chỗ nương tựa, nên được an ổn; vì thế, liền bỏ Thức Xứ, chỉ cột tâm vào chỗ không chỗ, siêng năng không lười biếng, trong tâm trong veo, vui vẻ vắng lặng, các tưởng không nổi lên. Đó gọi là Định Trời Vô Sở Hữu Xứ.
Tám, Định Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Vì ở trước Thức Xứ có tưởng, Vô Sở Hữu Xứ thì không có tưởng; đến đây, bỏ có tưởng ở trước nên gọi là phi phi tưởng. Bởi ở tầng trời này đã được Định Trời Vô Sở Hữu Xứ, lại còn biết xứ này như mê, như say, như ngủ, như tối tăm bởi Vô Minh che lấp, không hiểu rõ gì hết, không thể yêu thích sự an lạc. Vì thế nhất tâm tinh ròng, đối với phi hữu phi vô, luôn nhớ không bỏ, thì định Vô Sở Hữu Xứ tự nó biến mất. Nỗ lực không ngừng, bỗng nhiên định chân thật phát ra mà không thấy tướng mạo có hay không, vắng lặng hoàn toàn, thanh tịnh Vô Vi. Tướng định trong ba cõi, không ngoài những tướng định này; đó gọi là định trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Tin thọ mạng của Như Lai?     Thế nào là bình thường tâm?     Duyên Lành Thờ Bồ Tát Quán Thế Âm     Tiết Chế Ăn Uống Được Tăng Tuổi Thọ     Vị Pháp Thiêu Thân – Đại Đức Thích Hạnh Đức (1948-1967)     Hiện Diện     Cao Tăng Dị Truyện – Tổ thứ 8 Tôn Giả Phật Đà Nan Đề (Buddhanandi)     TU TẬP PHÁP QUÁN ĐƯỢC THẤY PHẬT     Thư Ngỏ : V/V Ấn Tống Cúng Dường 3 Tủ Truyện Tranh cho : Tịnh Thất Viên Âm ( Vạn Ninh – Khánh Hòa ) – Chùa Đồng Phú ( Sông Hinh – Phú Yên ) – Chùa Giác Hải ( Nha Trang – Khánh Hòa )     Cúng Dường Mùa An Cư Kiết Hạ     


















Pháp Ngữ
Chấp nhiều khổ nhiều
Chấp ít khổ ít
Không chấp không khổ


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,579,495